Giải mục II trang 75, 76 SGK Toán 10 tập 2 - Cánh diều
Cho đường thẳng có phương trình tổng quát ax + bx + c = 0 (a hoặc b khác 0). Nêu nhận xét về vị trí tương đối của đường thẳng với các trục toạ độ trong môi trường hợp sau:
Hoạt động 3
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường thẳng Δ. Vẽ vectơ →n (→n≠→0) có giá vuông góc với đường thẳng Δ.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét
• Nếu →n là một vectơ pháp tuyến của Δ thì k→n≠→0(k≠0)cũng là một vectơ pháp tuyến của Δ.
• Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm và một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đó.
• Nếu đường thẳng Δ có vectơ chỉ phương là →u=(a;b) thì vectơ →n=(−b;a)là một vectơ pháp tuyến của Δ.
Hoạt động 4
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường thẳng Δ đi qua điểm Mo(xo;yo) và có vectơ pháp tuyến →n=(a;b). Xét điểm M(x ; y) nằm trên Δ (Hình 28).
a) Nhận xét về phương của hai vectơ →n và →MoM.
b) Tìm mối liên hệ giữa toạ độ của điểm M với toạ độ của điểm Mo và toạ độ của vectơ pháp tuyến →n.
Lời giải chi tiết:
a) Phương của hai vecto →n và →MoM vuông góc với nhau.
b) Ta có: →MoM=(x−xo;y−yo),→u=(a;b)
Xét điểm M(x;y)∈Δ. Vì →MoM⊥→n nên: →MoM.→n=0⇔a(x−xo)+b(y−yo)=0⇔ax+by−axo+byo=0
Luyện tập – vận dụng 2
Cho đường thẳng Δ có phương trình tổng quát là: x−y+1=0 .
a) Chỉ ra toạ độ của một vectơ pháp tuyến và một vectơ chỉ phương của Δ.
b) Chỉ ra toạ độ của hai điểm thuộc Δ.
Lời giải chi tiết:
a) Tọa độ vecto pháp tuyến của Δ là: →n(1;−1)
Tọa độ vecto chỉ phương của Δ là: →u(1;1)
b) Chọn x=0;x=1 ta lần được được 2 điểm A và B thuộc đường thẳng Δ là: A(0;1),B(1;2)
Hoạt động 5
Cho đường thẳng Δ có phương trình tổng quát ax + bx + c = 0 (a hoặc b khác 0). Nêu nhận xét về vị trí tương đối của đường thẳng Δ với các trục toạ độ trong môi trường hợp sau:
a) b = 0 và a≠0
b) b≠0 và a = 0
c) b≠0 và a≠0
Lời giải chi tiết:
a) Nếu b = 0 và a≠0 thì phương trình đường thẳng Δ trở thành ax+c=0 . Khi đó đường thẳng Δ song song hoặc trùng với trục Oy và cắt trục Ox tại điểm (−ca;0).
b) b≠0 và a = 0 thì phương trình đường thẳng Δ trở thành by+c=0 . Khi đó đường thẳng Δ song song hoặc trùng với trục Ox và cắt trục Oy tại điểm (0;−cb).
c) Nếu b≠0 và a≠0thì phương trình đường thẳng Δ có thể viết thành y=−abx−cb. Khi đó, đường thẳng Δ là đồ thị hàm số bậc nhất y=−abx−cbvời hệ số góc là k=−ab.