Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống — Không quảng cáo

Sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo


Bài 41.1 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào? A. Làm tăng khối lượng vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước.

Bài 41.2 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt.

Bài 41.3 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thủy triều. D. Năng lượng mặt trời.

Bài 41.4 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháp hoa là A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hóa năng. D. cơ năng.

Bài 41.5 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống? A. Nhiệt năng, động năng, thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng. C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng.

Bài 41.6 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách A. di chuyển nhiên liệu. B. tích trữ nhiên liệu. C. đốt cháy nhiên liệu. D. nấu nhiên liệu.

Bài 41.7 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng A. nhiệt năng. B. hóa năng. C. thế năng hấp dẫn D. thế năng đàn hồi.

Bài 41.8 trang 121 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

Bài 41.9 trang 122 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi tự do từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc của h và H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Bài 42.1 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa A. cơ năng thành điện năng B. điện năng thành hóa năng. C. nhiệt năng thành điện năng. D. điện năng thành cơ năng.

Bài 42.2 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng. A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng. B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng. C. Vật gảm tốc độ khi bị cản trở. D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Bài 42.3 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì A. quả bóng bị Trái Đất hút B. quả bóng đã bị biến dạng C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng. D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

Bài 42.4 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng? A. Máy quạt. B. Bàn là điện. C. Máy khoan. D. Máy bơm nước.

Bài 42.5 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Dạng năng lượng nào đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng điện tử chạy bằng pin? A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hóa năng. D. Quang năng

Bài 42.6 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng A. luôn được bảo toàn. B. luôn tăng thêm. C. luôn bị hao hụt. D. tăng giảm liên tục.

Bài 42.7 trang 123 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy kể tên các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.

Bài 42.8 trang 124 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy nêu tên ba thiết bị/ dụng cụ trong đó có sự chuyển hóa năng lượng từ a) hóa năng thành điện năng b) nhiệt năng thành quang năng c) điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.

Bài 42.9 trang 124 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Sử dụng đồng hồ đo điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đồng hồ chỉ 2,5 kW.h. Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kW.h. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không?

Bài 42.10 trang 124 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

trong cuộc thảo luận về khoa học kĩ thuật, bạn An đề xuất mô hình như sau: Nếu chỉ để quạt điện làm mát thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, ta gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh,… Khi đó, ta sẽ được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng khác. Theo em, ý tưởng của bạn An có hợp lí không? Vì sao?


Cùng chủ đề:

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 5: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 6: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 9: Lực
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 11: Trái đất và bầu trời
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 phần Mở đầu
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 3. Quy trình an toàn toàn trong phòng thí nghiệm. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học