Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây. D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời. a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất? b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?
Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau: a) Trong các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? b) Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao? c) Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?
Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ “…” trong câu sau: Mặt Trăng là (1) … tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2) … ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất Nhìn thấy Mặt Trăng (3) … ánh sáng mặt trời.
Chọn từ thích hợp trong các từ: Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời điền vào chỗ “…” trong câu sau: Hình dạng nhìn thấy của (1) … là phần bề mặt của (2) … hướng về (3) … được (4) … chiếu sáng.
Trong hình bên, hãy vẽ hình để chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng có thể nhìn thấy từ Trái Đất. Khi đó ta thấy hình dạng Mặt Trăng là gì?
Điền số thể hiện hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình bên tương ứng với tên hình dạng vào bảng. Không Trăng Trăng lưỡi liềm Trăng bán nguyệt Trăng khuyết Trăng tròn
Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở hình bên dưới theo thức tự trong tháng âm lịch, bắt đầu từ pha không trăng.
Mặt Trời là một A. vệ tinh. B. ngôi sao. C. hành tinh. D. sao băng.
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời : Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Thổ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. B. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh. C. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh. D. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai ? A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời. C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh. D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là A. sao đôi B. sao chổi C. sao băng D. sao siêu mới
Chọn từ thích hợp và chỗ “…” trong câu sau: Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể (1) … Các hành tinh (2) … ánh sáng mặt trời.
Chọn từ thích hợp và chỗ “…” trong câu sau: a) Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là (1) … Hành tinh gần Mặt Trời nhất là (2) …, hành tinh xa Mặt Trời nhất là (3) … b) Chu kì chuyển động của các hành tinhquanh Mặt Trời là (4) … Hành tinhcangf xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó (5) …
Chọn các từ: Mặt Trăng, sao Thủy, Ngân hà, Mặt Trời để điền vào cột B trong bảng sau: A: Đặc điểm B: Tên thiên thể Mặt Trăng là vệ tinh của Tên thiên hà của chúng ta là Thiên thể trong danh sách là ngôi sao Hai thiên thể trong danh sách là hành tinh Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng Những thiên thể trong danh sách là thành phần hệ Mặt Trời
Trong sơ đồ bên dưới là Mặt Trời, Trái Đất và Sao Hỏa. Chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. Hãy vẽ đường đi của tia sáng khi chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa.