Giải sách bài tập Toán 7 chương 8. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố — Không quảng cáo

Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức


Câu hỏi trắc nghiệm trang 44

Biến cố Nhiệt độ cao nhất trong tháng Sáu năm sau tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10 độ C là:

Bài 8.5 trang 43

Lớp 7A có 40 học sinh trong đó có 10 học sinh nam. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng để kiểm tra bài tập. Hỏi bạn nam hay bạn nữ có khả năng được gọi lên bảng nhiều hơn? Tại sao?

Bài 8.1 trang 38

Một túi đựng các quả cầu được đánh số 5; 10; 15; 20; 30; 35; 40. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên? a)Biến cố A: “Quả cầu được lấy có ghi số chính phương”. b)Biến cố B: “ Quả cầu được lấy có ghi số chia hết cho 3”. c) Biến cố C: “ Quả cầu được lấy có ghi số chia hết cho 5”.

Bài 8.10 trang 45

Một bài thi trắc nghiệm có 18 câu hỏi được đánh số từ 1 đến 18. Chọn ngẫu nhiên một câu hỏi trong bài thi. a)Xét hai biến cố sau: A: “Số thứ tự của câu hỏi được chọn là số có một chữ số” B: “Số thứ tự của câu hỏi được chọn là số có hai chữ số”. Hai biến cố A và B có đồng khả năng không? Vì sao? b) Tính xác suất của hai biến cố A và B.

Bài 8.6 trang 43

Nam, Việt và Mai mỗi người gieo một con xúc xắc. Tính xác suất của biến cố: a) “Tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 2”; b) “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216”.

Bài 8.2 trang 38

Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào chỗ chấm trong các câu sau: a) Biến cố A: “An là một vận động viên điền kinh. Trong giải chạy sắp tới, An sẽ chạy 100m không quá 30 giây” là biến cố … b) Biến cố B: “ Ngày mai, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức tốt” là biến cố… c) Biến cố C: “Ông An năm nay 80 tuổi, Ông sẽ sống thọ đến 300 tuổi” là biến cố …

Bài 8.11 trang 45

Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm tám phần có diện tích bằng nhau và ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; được gắn vào trục quay có mũi tên như hình 8.3

Bài 8.7 trang 43

Một túi đựng sáu tấm thẻ được ghi các số 9; 10; 11; 12; 13. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi. Tính xác suất để: a)Rút được thẻ ghi số chia hết cho 7; b)Rút được thẻ ghi số lớn hơn 5.

Bài 8.3 trang 38

An, Bình và Cường mỗi người gieo một con xúc xắc. Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống.

Bài 8.12 trang 45

Một hộp đựng 14 quả cầu được đánh các số 10;11;…; 23. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong hộp. Tính xác suất để: a)Quả cầu lấy được ghi số 24; b)Quả cầu lấy được ghi số lẻ; c) Quả cầu lấy được ghi số 11; d) Quả cầu lấy được ghi số 12 hoặc 13.

Bài 8.8 trang 43

Tại một hội thảo có 50 đại biểu trong đó có 25 đại biểu nam. Phóng viên chọn ngẫu nhiên một đại biểu để phỏng vấn. Tính xác suất để đại biểu được chọn phỏng vấn là nữ.

Bài 8.4 trang 38

Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm sáu phần có diện tích bằng nhau và ghi các số La Mã I, II, III, IV, V, VI, được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm như Hình 8.1. Bạn Hiền quay tấm bìa.

Bài 8.13 trang 45

Một hộp đựng 20 quả bóng có cùng kích thước, khác nhau về màu sắc trong đó có 4 quả bóng màu xanh, 4 quả bóng màu đỏ, 4 quả bóng màu tím, 4 quả bóng màu vàng và 4 quả bóng màu trắng. Bạn Minh lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ trong hộp.

Bài 8.9 trang 43

Một túi đựng tám quả cầu được ghi các số 12; 18; 20; 22; 24; 26; 30; 34. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Tính xác suất để: a) Lấy được quả cầu ghi số chia hết cho 3; b) Lấy được quả cầu ghi số chia hết cho 11; c) Lấy được quả cầu ghi số 12 hoặc 18.

Bài 8.14 trang 45

Một thùng kín có 40 quả bóng cùng kích thước, một số quả có màu trắng và một số quả có màu đen. Sơn lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong thùng. Biết rằng biến cố “Sơn chọn được quả bóng màu trắng” và biến cố “Sơn chọn được quả bóng màu đen” là đồng khả năng. Hỏi trong thùng chứa bao nhiêu quả bóng màu trắng?

Bài 8.15 trang 45

Một chuyến xe khách có 28 hành khách nam và 31 hành khách nữ. Đến một bến xe có một số hành khách nữ xuống xe. Chọn ngẫu nhiên một hành khách còn lại trên xe.

Bài 8.16 trang 45

Một chiếc hộp chứa 50 viên bi cùng kích thước gồm một số viên bi màu xanh; một số viên bi màu đỏ; một số viên bi màu trắng; một số viên bi màu tím và một số viên bi màu vàng. Bạn Bình lấy ngẫu nhiên 1 viên bi trong hộp. Biết rằng 5 biến cố sau đây là đồng khả năng:


Cùng chủ đề:

Giải sách bài tập Toán 7 chương 3: Góc và đường thẳng song song
Giải sách bài tập Toán 7 chương 4: Tam giác bằng nhau
Giải sách bài tập Toán 7 chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu
Giải sách bài tập Toán 7 chương 6. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Giải sách bài tập Toán 7 chương 7. Biểu thức đại số và đa thức một biến
Giải sách bài tập Toán 7 chương 8. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Giải sách bài tập Toán 7 chương 9. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Giải sách bài tập Toán 7 chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
Giải sách bài tập toán lớp 7 Bài 35. Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Giải sách bài tập toán lớp 7 Bài tập cuối năm
Giải sách bài tập toán lớp 7 Ôn tập chương 1