Lý thuyết Dãy số - SGK Toán 11 Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán 11 cùng khám phá Bài 1. Dãy số Toán 11 Cùng khám phá


Lý thuyết Dãy số - SGK Toán 11 Cùng khám phá

1. Dãy số

1. Dãy số

  • Dãy số vô hạn

- Một hàm số\(u = u\left( n \right)\) xác định trên tập các số nguyên dương \({\mathbb{N}^*}\) được gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số).

Kí hiệu là \(u\left( n \right) = {u_n}\) hay dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\).

- Một hàm số \(u = u\left( n \right)\) xác định trên tập \(M = \left\{ {1;2;3;...;m} \right\},m \in {\mathbb{N}^*}\) được gọi là một dãy số hữu hạn.

*Nhận xét:

- Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được viết dưới dạng khai triển \({u_1},{u_2},{u_3},...,{u_n},...\) Số \({u_1}\) là số hạng đầu; \({u_n}\) là số hạng thứ n và gọi là số hạng tổng quát của dãy số; n được gọi là chỉ số.

- Dạng khai triển của dãy số hữu hạn là \({u_1},{u_2},{u_3},...,{u_m}\). Trong đó, số \({u_1}\) gọi là số hạng đầu, \({u_m}\) là số hạng cuối.

II. Cách cho một dãy số

Một dãy số có thể cho bằng:

  • Liệt kê các số hạng (với các dãy hữu hạn).
  • Công thức của số hạng tổng quát \({u_n}\).
  • Phương pháp truy hồi:

- Cho số hạng thứ nhất \({u_1}\) (hoặc một vài số hạng đầu tiên)

- Cho một công thức tính \({u_n}\) theo\({u_{n - 1}}\) (hoặc theo vài số hạng đứng ngay trước nó).

  • Phương pháp mô tả.

III. Dãy số tăng, dãy số giảm và dãy số bị chặn

1. Dãy số tăng, dãy số giảm

  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số tăng nếu ta có \({u_{n + 1}} > {u_n}\)\(,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).
  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số giảm nếu ta có \({u_{n + 1}} < {u_n}\)\(,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).

2. Dãy số bị chặn

  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn trên nếu \(\exists \) số M sao cho \({u_n} \le M,\) \(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).
  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn dưới nếu \(\exists \) số m sao cho \({u_n} \ge m,\) \(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).
  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số m, M sao cho \(m \le {u_n} \le M,\)\(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).


Cùng chủ đề:

Giải toán 11 bài tập cuối chương VIII trang 89, 90 Cùng khám phá
Lý thuyết Các phép biến đổi lượng giác - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Cấp số cộng - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Cấp số nhân - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Dãy số - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Giá trị lượng giác của góc lượng giác - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Giới hạn của dãy số - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Giới hạn của hàm số - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Góc lượng giác - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Hai mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Cùng khám phá