Lý thuyết Giá trị lượng giác của một góc lượng giác - SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo
1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
- Trên đường tròn, lấy điểm M(x;y) như hình vẽ. Khi đó:
x=cosα, y=sinα.
tanα=sinαcosα=yx(x≠0)
cotα=cosαsinα=xy(y≠0)
- Các giá trị sinα, cosα, tanα, cotα được gọi là các giá trị lượng giác của góc lượng giác α.
*Chú ý:
a, Trục tung là trục sin, trục hoành là trục côsin.
Trục As có gốc ở điểm A(1;0) và song song với trục sin là trục tang.
Trục Bt có gốc ở điểm B(0;1) và song song với trục coossin gọi là trục côtang.
b, sinαvà cosα xác định với mọi α∈R.
tanαxác định với các góc α≠π2+kπ,k∈Z.
cotα xác định với các góc α≠kπ,k∈Z.
c, Với mọi góc lượng giác α và số nguyên k, ta có:
sin(α+k2π)=sinαcos(α+k2π)=cosαtan(α+kπ)=tanαcot(α+kπ)=cotα
d, Bảng các giá trị lượng giác đặc biệt
2. Tính giá trị lượng giác của một góc bằng máy tính cầm tay
- Lần lượt ấn các phím SHIFT →MENU →2:
Để chọn đơn vị độ: ấn phím 1 (Degree).
Để chọn đơn vị radian: ấn phím 2 (Radian).
- Ấn các phím MENU 1 để vào chế độ tính toán.
3. Hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác
sin2α+cos2α=11+tan2α=1cos2α(α≠π2+kπ,k∈Z)1+cot2α=1sin2α(α≠kπ,k∈Z)tanα.cotα=1(α≠kπ2,k∈Z)
4. Giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt
- Hai góc đối nhau αvà −α
sin(−α)=−sinαcos(−α)=cosαtan(−α)=−tanαcot(−α)=−cotα
- Hai góc bù nhau (αvà π-α)
sin(π−α)=sinαcos(π−α)=−cosαtan(π−α)=−tanαcot(π−α)=−cotα
- Hai góc phụ nhau (αvà π2-α)
sin(π2−α)=cosαcos(π2−α)=sinαtan(π2−α)=cotαcot(π2−α)=tanα
- Hai góc hơn kém π(và π+α)
sin(π+α)=−sinαcos(π+α)=−cosαtan(π+α)=tanαcot(π+α)=cotα