Lý thuyết Phép chia đa thức cho đơn thức SGK Toán 8 - Kết nối tri thức
+ Chia đơn thức cho đơn thức như thế nào?
+ Chia đơn thức cho đơn thức như thế nào?
a. Đơn thức A chia hết cho đơn thức B(B≠0) khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.
b. Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta làm như sau:
- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B;
- Chia lũy thừa của từng biến A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B;
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
Ví dụ:
16x4y3:(−8x3y2)=(16:(−8)).(x4:x3).(y3:y2)=−2xy
+ Chia đa thức cho đơn thức như thế nào?
Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu mọi hạng tử của A đều chia hết cho B.
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Ví dụ:
(x2y+y2x):xy=x2y:xy+y2x:xy=x+y
(−12x4y+4x3−8x2y2):(−4x2)=(−12x4y):(−4x2)+(4x3):(−4x2)−(8x2y2):(−4x2)=3x2y−x+2y2