Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 42 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.
a. T ôi được biết những chiến công chống giặc, cứu nước của người anh hùng Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân qua lời kể của cô giáo dạy Lịch sử. Câu nói nổi tiếng của ông khi bị giặc bắt và hành quyết: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” khiến tôi rất háo hức chờ đợi chuyến đi này.
(Nhóm biên soạn, Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang , Ngữ văn 7, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo)
b. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích từng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới.
(Theo Hồ Quang Trung, Hãy yêu mến, bảo vệ thiên nhiên , ngày 6/6/2010, Ngữ văn 8, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo)
c. Năm 2000, khi sang thăm Việt Nam, trong buổi nói chuyện với sinh viên ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ Biu Clin-tơn (Bill Clinton) đã đọc thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh. Ông Hen-ri Lốp – pư (Henri Lopes), Phó Tổng giám đốc UNESCO, trong bài tựa tập thơ Hồ Xuân Hương xuất bản ở Pa-ri (Paris) năm 1987, cũng đánh giá cao tài năng của nhà thơ bằng những lời nồng nhiệt: “Là nữ thi sĩ hay nữ nhạc sĩ, tôi không biết nữa, có điều nàng đã vĩnh viễn thay đổi vẻ đẹp những tiếng kêu thương của tâm hồn thoát ra trong bí mật những đếm tối hoặc những nơi cô tịch”.
(Theo Lưu Khánh Thơ, Kì nữ Hồ Xuân Hương – Đời và thơ , https://ct.qdnd.vn/,ngày 24/12/2021)
Phương pháp giải:
Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Trong trường hợp a, khi sử dụng câu nói của Nguyễn Trung Trực, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông trong dấu ngoặc kép.
b. Trong trường hợp b, người viết khi trích dẫn ý “Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới" đã viết rõ nguồn: thông tin về tác giả (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), năm xuất bản (2005). Phần trích dẫn này không được đặt trong dấu ngoặc kép.
c. Trong trường hợp c, khi sử dụng lời đánh giá của ông Hen-ri Lốp-pơ (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông Hen-ri Lốp-pơ trong dấu ngoặc kép, đồng thời dẫn thêm một số thông tin về tên tác phẩm (bài tập thơ Hồ Xuân Hương), năm xuất bản (1987), nơi xuất bản (Pa-ri).
Sự khác biệt giữa các phần trích dẫn: Ở trường hợp a và c, người viết trích dẫn nguyên văn câu nói/ lời đánh giá của người khác và đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép (trích dẫn trực tiếp). Ở trường hợp b, người viết không đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép mà viết lại ý tưởng của người khác theo cách diễn đạt của mình (trích dẫn gián tiếp).
a. Trong ví dụ này, tác giả sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn nguyên văn câu nói của người anh hùng Nguyễn Trung Trực
b. Trong ví dụ này, tác giả sử dụng dấu ngoặc đơn khi nhắc về cơ quan và trích dẫn số liệu gián tiếp
c. Trong ví dụ này, tác giả sử dụng dấu ngoặc đơn khi nhắc về tên riêng nước ngoài để người đọc hiểu rõ hơn theo phiên âm tiếng Việt. Ở phần cuối, tác giả sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn nguyên văn lời nói của ông Henri Lopes
Sự khác biệt của 3 ví dụ trên đó là ví dụ a trích dẫn trực tiếp. Ví dụ b trích dẫn gián tiếp. Ví dụ c kết hợp cả trích dẫn gián tiếp và trực tiếp.
Phần trích dẫn trong các đoạn văn là:
a. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
b. Theo báo cáo số liệu của năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới.
c. “Là nữ thi hay nữ nhạc sĩ, tôi không biết nữa, có điều nàng đã vĩnh viễn đổi thay vẻ đẹp những tiếng kêu thương của tâm hồn thoát ra trong bí mật những đêm tối hoặc những nơi cô tịch”
- Sự khác biệt ở đây là, câu a và c là những câu được trích dẫn trực tiếp theo lời nói hoặc trong tác phẩm, còn câu b là câu được trích dẫn gián tiếp, đã được biến đổi để sử dụng luôn mà không cần có dấu hai chấm và ngoặc kép.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 42 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Ở văn bản Đọc kết nối chủ điểm , nhóm biên soạn đã dẫn nguồn bài thơ Thơ ca (Ra-xun Gam-za-tốp) như thế nào? Chỉ ra những yếu tố trong phẩn dẫn nguồn đó.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Thơ ca và chỉ ra những yếu tố dẫn nguồn trong bài
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ở phần Đọc kết nối chủ điểm, tên tác giả được đặt ngay bên dưới tên bài thơ. Cuối bài thơ, nhóm biên soạn có dẫn nguồn: “(In trong Đa-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)". Phần dẫn nguồn này có các thông tin: Tên tác phẩm (Đa-ghe-xtan của tôi), dịch giả (Phan Hồng Giang), nhà xuất bản (NXB Kim Đồng), nơi xuất bản (Hà Nội), năm xuất bản (2016).
Ở văn bản Đọc kết nối chủ điểm , nhóm biên soạn đã dẫn nguồn bài thơ Thơ ca (Ra-xun Gam-za-tốp) đã dẫn nguồn một cách gián tiếp bằng cách thông qua các ý trong bài.
- Ở văn bản Đọc kết nối chủ điểm , nhóm biên soạn đã dẫn nguồn bài thơ Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp) như sau: In trong Ga-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016.
- Những yếu tố trong phần dẫn nguồn trên là: tên tác phẩm, người dịch, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 42 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đổ, sơ đồ,.... lấy từ Internet, chúng ta có cần dẫn nguồn không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Sử dụng tri thức ngữ văn phần đạo văn để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, ... lấy từ internet, chúng ta cần dẫn nguồn vì đây chính là hành động thể hiện sự tôn trọng ý tưởng của người khác và là việc làm cần thiết để tránh đạo văn.
Trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đổ, sơ đồ,.... lấy từ Internet, chúng ta cần dẫn nguồn vì chúng ta sẽ tôn trọng tác giả, mọi người sẽ biết được tác giả của các sản phẩm trên là ai nên có thể tìm hiểu thêm về tác giả. Quan trọng nhất là tránh đạo văn, tôn trọng bản quyền, sản phẩm trí tuệ của người khác, tránh vi phạm đạo đức.
Theo em, trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ… lấy từ Internet, chúng ta có cần dẫn nguồn bởi nó là việc làm thể hiện sự tôn trọng của ta đối với quyền tác giả.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 42 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Trình bày kinh nghiệm của em về việc sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,... của người khác khi viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
Phương pháp giải:
Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm của người khác khi viết văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học chúng ta cần chú ý:
+ Sử dụng dấu ngoặc kép đối với các câu nói của tác giả
+ Sử dụng dấu ngoặc tròn để trích dẫn tên tác giả.
+ Trích dẫn chính xác câu nói, quan điểm, ý tưởng của tác giả.
+ Không thay đổi từ, vị trí bố cục một số câu nói của tác giả để biến thànhcủa mình
+ Không nên lắp ráp nhiều nội dung từ nhiều nguồn khác nhau thành bài viết hoàn chỉnh của mình
+ Trích dẫn thơ, văn bản,… cần sử dụng dấu ngoặc kép
+ Nên sử dụng trích dẫn trực tiếp trong khi viết văn để tránh bị đạo văn.
Khi viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, việc sử dụng lời nói, ý tưởng, quan niệm của người khác sẽ giúp cho bài viết của chúng ta thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Để có thể sử dụng lời nói, ý tưởng, quan niệm … của người khác, ta cần:
- Tìm những ý kiến, quan niệm của những người nổi tiếng/ có vị trí cao trong một lĩnh vực nhất định ở những nguồn uy tín như sách, báo chính thống, …
- Khi sử dụng ta cần căn cứ vào mục đích của bài viết để lựa chọn cách trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp sao cho phù hợp.