Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đọc phần Nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 71 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Đọc phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Liệt kê những loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) có thể dùng để biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn.
b. Chọn một loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) và biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức tiếng Việt về phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Ngoài hình ảnh, có thể sử dụng thêm các loại phương tiện phi ngôn ngữ khác như sơ đồ, infographic, ... để biểu đạt thông tin về đặc điểm của kiến trúc Ngọ Môn.
b.
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhât đó là tranh ảnh minh hoạ và phục các hình trang trí của Ngọ Môn và phục dựng 3D.
+ Chính việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp người đọc hình dung dễ dàng về cách trang trí của Ngọ Môn, hình dáng của hoa văn ở diềm mái và các hình dơi ngậm tiền, hoa lá hình bát bửu,…
+ Phực dựng 3D sẽ giúp chúng ta hiểu được Ngọ Môn đồ sộ, nguy nga, tráng lệ như thế nào, cung cấp kiến thức về đặc điểm kiến trúc thời kì ấy, lịch sử của dân tộc trong đó.
a. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) có thể dùng để biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn là: bản đồ, bản thiết kế kiến trúc Ngọ Môn, mô hình.
b. Mô hình Ngọ Môn:
Quan sát mô hình, ta có thể thấy tổng thể Ngọ Môn có thể chia ra làm hai phần: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở bên trên. Về hệ thống nền đài bên dưới, nền đài được bố trí hơi phình to về bề ngang, nhất là hai cánh ngoài, tạo nên kết cấu hình chữ U nhằm tôn lên vẻ bề thế, đồ sộ của cả công trình. Ở phần giữa của nền đài là ba cửa đi song song, gồm: Ngọ Môn (lối đi dành cho vua), Tả Giáp môn (cửa bên trái) và Hữu Giáp môn (cửa bên phải dành cho quan lại theo hầu trong đoàn Ngự đạo. Ở trong lòng mỗi cánh chữ U lại có một lối đi dành cho lính tráng và voi ngựa, được thiết kế bẻ thẳng góc vào đường Dũng đạo và được gọi là Tả Dịch môn, Hữu Dịch môn. Phía trên hệ thống nền đài là lầu Ngũ Phụng, được thiết kế hai tầng (tầng trên nhỏ, tầng dưới to) với kết cấu 13 gian ghép lại thành một bộ khung lớn theo hình chữ U như nền đài bên dưới. Điểm đặc biệt ở lầu Ngũ Phụng chính là sự tách ra của tầng trên tạo thành 9 bộ mái riêng biệt to nhỏ, cao thấp khác nhau trông giống hình dáng của chim phượng đang bay nên dân gian mới đặt cho cái tên mĩ miều là lầu Ngũ Phụng.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 71 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
a. Văn bản này sử dụng (những) loại phương tiện gì để biểu đạt thông tin?
b. So sánh cách trình bày thông tin của văn bản này và văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức tiếng Việt về phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. VB này sử dụng các loại phương tiện phi ngôn ngữ hình ảnh, số liệu, biểu tượng để biểu đạt thông tin.
b. So sánh cách trình bày thông tin của VB Vườn Quốc gia Cúc Phương - Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á và VB Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Điểm giống nhau: Thông tin trong hai VB được trình bày theo cách phân loại đối tượng.
Điểm khác nhau:
- Thông tin trong VB Vườn Quốc gia Cúc Phương được trình bày theo cấu trúc: (1) Giới thiệu tổng quan, khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương (Phần đầu của VB); (2) Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể (Quần thể động, thực vật; Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá).
- Thông tin trong VB Vườn Quốc gia Cúc Phương - Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á cũng được trình bày theo cấu trúc: (1) Giới thiệu thông tin khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương; (2) Giói thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể (Đa dạng sinh học; Phong cảnh Karst và giá trị khảo cổ).
a. Văn bản này sử dụng nhiều loại phương tiện để biểu đạt thông tin như ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (bản đồ, hình ảnh minh họa, bảng biểu).
b. So sánh cách trình bày thông tin của văn bản này và văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Dù cả hai văn bản đều cung cấp thông tin về một đối tượng là vườn Quốc gia Cúc Phương, nhưng văn bản này sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ như bản đồ, bảng biểu và hình ảnh hơn so với văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương. Và đặc biệt, văn bản này lựa chọn trình bày những thông tin cơ bản một cách súc tích nhất thông qua những số liệu cụ thể, bảng biểu để người đọc có thể tự rút ra được những điều thú vị và tuyệt vời ở vườn Quốc gia Cúc Phương.
a. Văn bản trên sử dụng những loại phương tiện đó là:
- Tranh ảnh minh hoạ
- Kí hiệu
- Số liệu
b.
Văn bản trên |
Vườn Quốc gia Cúc Phương |
- Cách trình bày ngắn gọn, hình ảnh minh hoạ hấp dẫn sinh động giúp người đọc dễ hình dung về khu rừng, minh hoạ rõ nét về thiên nhiên, động vật nơi đây - Người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ, dễ nhớ và đúng đắn nhất à Phù hợp cho việc quảng bá du lịch |
- Cách trình bày theo từng đề mục, giúp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, hiểu rõ nhất về các đặc điểm khu rừng. Kết hợp hình ảnh minh hoạ giúp người đọc hình dung dễ dàng về khu rừng. - Tuy nhiên hình ảnh ít, chưa phong phú sẽ khó nhớ và có thể bỏ sót thông tin nếu người đọc không chú ý kĩ càng à Phù hợp trong các bài nghiên cứu khoa học |
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 73 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các đoạn trích sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế. Việc sử dụng tên viết tắt trong các trường hợp có tác dụng gì?
a. Bài diễn thuyết về kết quả nghiên cứu khảo cổ tại khu Hoàng thành Thăng Long của Tiến sũ Tống Trung Tín, Chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long và Giáo sư Ku-ni-ka-du U-ê-nô thuộc Trung tâm Nghiên cứu kĩ thuật khảo cổ Đại học Na-ra đã được nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo đánh giá cao, xem đây là một trong những công trình nghiên cứu khảo cổ có giá trị cần được UNESCO công nhận.
(Theo Nguyễn Thu Hà , Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)
b. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản đã phỏng vấn Tiến sĩ Tống Trung Tín về quá trình cũng như kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long.
(Theo Nguyễn Thu Hà , Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức tiếng Việt về cách sử dụng tên viết tắt của tổ chức quốc tế để thực hành
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc). Đây là tên viết tắt của tổ chức quốc tế.
b. VOV: Voice of Vietnam (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam).
Tác dụng: Trong khi tạo lập VB, có thể sử dụng tên viết tắt của các tổ chức để làm cho VB ngắn gọn hơn.
a. UNESCO là tên viết tắt của tổ chức United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, tiếng Việt là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc.
=> Tên viết tắt của tổ chức quốc tế
b. VOV là Voice of Vietnam, tên viết tắt của Đài Tiếng Nói Việt Nam
Tác dụng:
- Thuận tiện trong việc ghi nhớ, ghi chép ngắn gọn, nhanh chóng, dễ dàng nhận diện.
a. UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc – là tên viết tắt của tổ chức quốc tế.
b. VOV: Báo Điện tử đài Tiếng nói Việt Nam.
Việc sử dụng tên viết tắt trong các trường hợp có tác dụng là làm cho văn bản ngắn gọn hơn.