Soạn bài Thuý kiều báo ân, báo oán SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn văn 9 chân trời sáng tạo, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 5. Khát vọng công lí


Soạn bài Thuý kiều báo ân, báo oán SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Đọc nhan đề văn bản và quan sát tranh minh hoạ, dự đoán nội dung văn bản

Nội dung chính

- Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.

- Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

Chuẩn bị đọc

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 131 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc nhan đề văn bản và quan sát tranh minh hoạ, dự đoán nội dung văn bản

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề kết hợp với quan sát bức tranh

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Dự đoán nội dung văn bản: Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thuý Kiều. có nhân vật khác làm hại nàng và có người cũng giúp đỡ nàng. Sau khi đã trải qua được kiếp nạn, nàng quay lại để tìm ra những người hại mình để trừng trị, trả ơn những người đã giúp mình năm xua.

Xem thêm
Cách 2

Qua nhan đề và hình ảnh, em dự đoán trong văn bản này, Thúy Kiều sẽ báo đáp công ơn với những người giúp đỡ mình và những kẻ đã gieo tai họa, gây ra sóng gió trong cuộc đời Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng VB trang 132 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định những từ ngữ được dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán

Phương pháp giải:

Xác định những từ ngữ dùng để miêu tả về Thuý Kiều trong việc báo ân, báo oán

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Báo ân:

  • Khung cảnh trang trọng, uy nghi: "trướng hùm", "trung quân", "cửa viên", "tiên nghiêm".
  • Hình ảnh Thúc Sinh hiện lên rụt rè, sợ hãi: "chàng ôm lấy Kiều", "rõ người tri khách", "đã phen lìa ngõ trúc".
  • Lời lẽ của Kiều thể hiện sự ân nghĩa, thủy chung: "nghĩa nặng tình non", "Lâm Tri người cũ", "đền trả nghĩa xưa".

Báo oán:

  • Khung cảnh hỗn loạn, căng thẳng: "bóng ai lướt nhẹ", "tiếng gõ sập sình", "tiếng kêu như gầm", "tối trời tối đất".
  • Hình ảnh Hoạn Thư hiện lên hoảng sợ, van xin: "hồn bay phách lạc", "thấp giọng cầu xin", "rũ rượi tinh thần", "nước mắt chan chan".
  • Lời lẽ của Kiều thể hiện sự căm phẫn, chua chát: "quỷ quái tinh ma", "kẻ cắp bà già", "kiến bò miệng chén", "thù này trả nợ ấy".

Sử dụng những từ ngữ đối lập:

  • Báo ân: trang trọng, uy nghi / rụt rè, sợ hãi / ân nghĩa, thủy chung.
  • Báo oán: hỗn loạn, căng thẳng / hoảng sợ, van xin / căm phẫn, chua chát.

→ Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng, cảm xúc của Kiều trong hai sự kiện báo ân và báo oán, đồng thời thể hiện quan điểm về lẽ công bằng, đạo lý trong xã hội.

Xem thêm
Cách 2

Từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán: trướng hùm, trung quân, cửa viên, tiên nghiêm.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng VB trang 132 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt nội dung cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (từ dòng 2319 đến dòng 2324)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tóm tắt

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tóm tắt: Từ Hải nói rằng sự ân và oán đều có hai phía, nhưng quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay Thuý Kiều. Anh ta cho rằng nàng nên tự mình xử lý tình huống và báo đáp cho mình.Thuý Kiều phản đối bằng cách nói rằng cô mong đợi vào sức mạnh uy linh của mình, và cô sẽ yêu cầu báo đáp ân tình cho người chồng của mình. Cô nhấn mạnh rằng sau khi đã báo đáp ân, thì sẽ đến lượt trả thù.

Xem thêm
Cách 2

Thúy Kiều nói với Từ Hải rằng sẽ xử quyết báo đền ân tình, trả thù với những kẻ giúp đỡ, gây hại nàng

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng VB trang 133 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn thơ từ dòng 2327 đến dòng 2332, em hình dung như thế nào về tâm trạng, giọng điệu của Kiều?

Phương pháp giải:

Đọc thơ và xác định tâm trạng, giọng điệu của Kiều

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tâm trạng: phức tạp và đau lòng.

Dòng thơ này cho thấy sự nghĩa trọng của tình cảm, và cô đặt câu hỏi có phần khẩn cầu, nhắc nhở đối tác của mình về quá khứ chung và những cam kết đã được thể hiện. Tâm trạng của Kiều có thể được mô tả là nghiêm túc và đau đớn. Cô bày tỏ sự lo lắng và hoài nghi về lòng trung thành, và đồng thời nhấn mạnh giá trị của tình cảm và lòng biết ơn.

Giọng điệu của Kiều có thể là sự trầm lặng, nhưng đồng thời cũng chứa đựng một chút sức mạnh và quyết tâm trong việc bảo vệ giá trị và nguyên tắc cá nhân.

Xem thêm
Cách 2

Qua đoạn thơ ta thấy, Kiều ân cần hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng. Hai chữ người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, biểu hiện tấm lòng biết ơn chân thành của nàng. Khi nói với Thúc Sinh, trong ngôn ngữ của Kiều xuất hiện nhiều từ Hán Việt: nghĩa , tòng , phụ , cố nhân … kết hợp với điển cố Sâm Thương . Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trải nghiệm cùng VB trang 133 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Cách dùng từ “tiểu thư” để xưng hô trong lời thoại thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe?

Phương pháp giải:

Xác định nghĩa của từ và đặt vào bối cảnh của câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Khi Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư" trong đoạn trích mang ý nghĩa mỉa mai, châm biếm sự giả tạo, nham hiểm của Hoạn Thư.

Xem thêm
Cách 2

Vừa thấy Hoạn Thư, nàng đã chào thưa, vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư. Cả hành động và lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai, chì chiết. Cách xưng hô này còn là một đòn quất mạnh vào mặt ả đàn bà họ Hoạn có máu ghen ghê gớm.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 5

Trả lời Câu hỏi 5 Trải nghiệm cùng VB trang 133 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Mục đích của đoạn thoại từ dòng 2365 đến dòng 2372 là gì? Chỉ ra những lí lẽ mà nhân vật đã sử dụng trong đoạn thoại.

Phương pháp giải:

Đọc hiểu văn bản và chỉ ra những lí lẽ mà nhân vật sử dụng trong đoạn thoại

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đoạn thoại này có thể có mục đích làm rõ hoặc giải thích một số lí lẽ và quan điểm của nhân vật trong ngữ cảnh của tình huống nói chuyện.

Lí lẽ mà nhân vật đã sử dụng trong đoạn thoại:

- Nhân vật đưa ra quan điểm về ghen tuông và tình thương, nhấn mạnh rằng cảm xúc này là một phần tự nhiên của con người.

- Nói về việc "khỏi cửa dứt tình," đề cập đến việc kết thúc mối quan hệ. Lí lẽ có thể là, sau khi đã qua nhiều biến cố và khó khăn, có những lúc không thể duy trì tình cảm và quyết định chấm dứt mối liên kết.

- Nhân vật nhấn mạnh sự khó khăn trong việc đồng lòng và chia sẻ tình yêu khi chung sống. Việc giữ gìn mối quan hệ cần sự hiểu biết và chiều chuộng lẫn nhau.

- Nhân vật thừa nhận việc gây ra những vấn đề và khó khăn trong mối quan hệ, nhưng đồng thời cũng kỳ vọng sự tha thứ và lượng bể thương từ đối phương. Điều này có thể thể hiện lòng hối hận và mong muốn sự tha thứ sau khi tạo ra những khó khăn.

Xem thêm
Cách 2

- Đoạn thoại đó là lời tự bào chữa của Hoạn Thư.

- Hoạn Thư khôn khéo đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung chút phận đàn bà . Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai . Từ tội nhân , Hoạn Thư đã lập luận để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định các sự kiện chính được kể trong văn bản trên và những nhân vật gắn liền với các sự kiện ấy. Từ đó, tìm bố cục và nêu nội dung bao quát của văn bản.

Phương pháp giải:

Xác định các sự kiện chính trong truyện và những nhân vật gắn liền với sự kiên. Tìm bố cục và nêu nội dung bao quát.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các sự kiện chính được kể trong văn bản

Các nhân vật xuất hiện gắn liền với sự kiện

Từ Hải mở "trướng hùm" và trao toàn quyền báo an, báo oán cho Kiều.

Từ Hải, Thúy Kiều

Kiều báo ân Thúc Sinh và một số người khác (phần này đã bị lược bớt: từ câu 2339 đến câu 2354).

Thuý Kiều, Thúc Sinh; phần bị lược bớt có sự xuất hiện của mụ già (bà quản gia nhà họ Hoạn) và sư trưởng (Giác Duyên).

Kiều báo oán Hoạn Thư và những kẻ khác

Thuý Kiều, Hoạn Thư, Bạc Hạnh, Bạc Bà, Ưng, Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh.

Lời bình của người kể chuyện

- Bố cục của VB Thuý Kiều báo ân, báo oán:

+ 10 dòng thơ đầu (Trướng hùm mở giữa trung quân ... Từ rằng “Việc ấy để cho mặc nàng"): Từ Hải mở “trướng hùm" và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Kiều.

+ 14 dòng thơ tiếp theo (Cho gươm mời đến Thúc lang ... Mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm): Thuý Kiều báo ân.

+ 34 dòng thơ tiếp theo (Dưới cờ gươm tuốt nắp ra ... Thề sao thì lại cứ sao gia hình): Thuý Kiều báo oán.

+ Phần còn lại: Lời bình của người kể chuyện.

- Nội dung bao quát của VB: VB kể về việc Kiều dưới sự trợ giúp của Từ Hải đã thực hiện việc báo ân người đã giúp đỡ nàng, đồng thời trừng trị, răn đe những kẻ bất nhân, tàn ác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Sự kiện chính trong truyện:

+ Thuý Kiều báo ân Thúc Sinh

+ Thuỳ Kiều báo oán Hoạn Thư

- Bố cục:

+ Phần một: 2315 - 2335: Thúy Kiều trả ân, đền nghĩa ân tình Thúc Sinh

+ Phần hai: 2355 đến hết: Thúy Kiều báo oán, trừng trị Hoạn Thư

- Nội dung bao quát của văn bản:

+ Tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.

+ Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

- Các sự kiện chính và nhân vật:

+ Nhân vật: Từ Hải, Thúy Kiều.

Từ Hải đã giải thoát Kiều khỏi thanh lâu dơ bẩn và cưới nàng làm vợ. Từ vị trí thấp hèn, Thúy Kiều trở thành mệnh phụ phu nhân đầy quyền lực, trở thành một vị quan tòathực thi công lý cho chính bản thân.

+ Nhân vật: Thúy Kiều, Thúc Sinh.

Tại công đường, nàng Kiều đã đền ơn, trả nghĩa những người đã từng cưu mang giúp đỡ nàng, đặc biệt là Thúc Sinh, người đã cứu nàng khỏi chốn thanh lâu ngày trước.

+ Nhân vật: Thúy Kiều, Hoạn Thư.

ThúyKiều cũng trừng trị, báo oán những kẻ bất nhân, tàn ác luôn rắp tâm hại nàng. Tiêu biểu phải kể đến Hoạn Thư.

- Theo nội dung, đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán được chia thành 2 phần bao gồm:

+ Phần một: 12 câu thơ đầu: Thúy Kiều trả ân, đền nghĩa ân tình Thúc Sinh

+ Phần hai: 22 câu thơ còn lại: Thúy Kiều báo oán, trừng trị Hoạn Thư

- Nội dung bao quát: trích đoạn trên tập trung miêu tả cảnh Kiều trả ân, báo oán. Trước là đền ân nghĩa những người cưu mang, giúp đỡ bản thân trong lúc khó khăn, sau là trừng trị những kẻ tàn ác hãm hại nàng trong bước đường lưu lạc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về khung cảnh nơi Thúy Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán. Việc khắc họa khung cảnh đó có ý nghĩa gì đối với cuộc đời nàng Kiều?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ có nói về khung cảnh

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Khung cảnh nơi Thuý Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán: trướng hùm, giữa trung quân, Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi, tiên nghiêm, cửa viên, … => uy nghiêm, trang trọng, đầy vẻ thiêng liêng

- Ý nghĩa của việc khắc hoạ khung cảnh ấy đối với cuộc đời nàng Kiều: trong quãng đời lưu lạc, chìm nổi đầy bất hạnh, đau khổ của Kiều, có thể nói đây là khung cảnh nàng có được vị trí trang trọng, cao quý "Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi", xung quanh nàng có đầy đủ hình ảnh, âm thanh tạo nên uy quyền (trướng hùm, trung quân, tiên nghiêm, cửa viên) để Kiểu thực thi việc báo ân, báo oán một cách phân minh, rạch ròi. Do vậy, việc khắc hoạ khung cảnh này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nàng Kiều vì đó là khoảnh khắc công lí được thực thi, giây phút nàng được từ thân phận “con ong cái kiến" bước lên vị trí của một quan toà thực hiện quyền phán xét,...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Khung cảnh uy nghiêm, trang trọng, nơi của các chủ soái thường họp bàn, có tiếng trống, Thuý Kiều ngồi trên cao ngồi cùng với Từ Hải.

=> Thể hiện rằng thân phân của nàng đã thay đổi, có tiếng nói, thân phận cao quý, cuộc đời nàng sẽ bước sang trang mới theo hướng tích cực

Trước công đường uy nghiêm, người là quan tòa đang ngồi trong trướng hùm giữa cành gươm lớn giáo dài .

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tìm một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Những chi tiết ấy cho thấy Thuý Kiểu là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để tìm hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các sự kiện chính được kể trong VB

Chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiều

Từ Hải mở “trướng hùm" và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Kiều

Kiều nhờ cậy uy nghiêm của Từ Hải để thực hiện việc báo ân và trả thù.

Kiều báo ân

- Qua lời nói, Kiều bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng của mình với những ân tình của Thúc Sinh:

+ Kiều nhớ ơn Thúc Sinh đã cứu nàng thoát khỏi lầu xanh và cũng đã từng có những tháng ngày êm ấm. -> Kiều xem đó là "nghĩa trọng tình non". Khi gọi Thúc Sinh là "chàng", là "cố nhân" (thể hiện sắc thái trang trọng) và tự nhận mình là “người cũ" (mang sắc thái thân mật, gần gũi), Kiều đã khéo léo, kín đáo nhắc lại tình nghĩa mặn nồng một thuở giữa hai người.

+ Trong ngôn ngữ trò chuyện với Thúc Sinh, Kiều đã sử dụng nhiều từ Hán Việt (nghĩa, tòng, cố nhân, tạ, ... ) và điển cố (Sâm Thương) để bày tỏ thái độ trân trọng của mình dành cho “cố nhân". Những ân tình ấy dù cho “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng không dễ gì đền đáp.

- Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nhắc đến Hoạn Thư với những từ ngữ nôm na, dân dã, quen thuộc, dễ hiểu như thành ngữ kẻ cắp bà già gặp nhau, kiến bò miệng chén, vợ chàng, quỷ quái, tinh ma, mưu sâu, nghĩa sâu, ...- > Kiều đã vạch rõ với Thúc Sinh: vợ cả của chàng là một người đàn bà nham hiểm, độc ác; là kẻ gây nên tình cảnh chia lìa giữa nàng với Thúc Sinh và khẳng định Thúc Sinh không có lỗi trong việc này. Điều này cho thấy Kiều rất hiểu Thuc Sinh. Có lẽ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều quá xót xa, không dễ nguôi ngoai nên trong lời nói, Kiều đã báo trước với Thúc về dự định trả thù Hoạn Thư.

Kiều báo oán

* Kiều báo oán Hoạn Thư:

- Trước tiên, Kiều vẫn “chào thưa" và sử dụng cách xưng hô như lúc còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn: gọi Hoạn Thư là “tiểu thư". Tiếp theo, Kiều dường như dẫn giọng từng tiếng một khi sử dụng lặp đi lặp lại, nhấn mạnh một số từ ngữ như dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái, ... -> Trong hoàn cảnh diễn ra cuộc báo ân, báo oán thì vị trí của Thuý Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay bậc đổi ngôi: Kiều giờ đã là phu nhân của Từ Hải, người phán quyết của phiên tòa "ân - oán" hôm nay, còn Hoạn Thư giờ đang là kẻ bị luận tội.

Vì vậy, cách xưng hô và sử dụng ngôn ngữ như thế lại cho thấy thái độ mỉa mai, đay nghiến, giễu cợt đối với tiểu thư con quan Lại bộ.

- Sau khi nghe Hoạn Thư kêu ca, phân trần, Kiều cảm thấy đây là con người "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời" và thừa nhận khó xử. Khi thấy Hoạn Thư tỏ vẻ biết lỗi, xin tha, Kiều có răn đe và rộng lượng tha cho Hoạn Thư: "Đã lòng tri quá thì nên/ Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay".

* Kiều báo oán những kẻ khác:

- Trước những kẻ buôn thịt bán người, Kiều lần lượt liệt kê từng kẻ gian ác như Bạc Hạnh, Bạc Bà, Ưng, Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh. -> Kiều không liệt kê theo thứ tự thời gian gặp gỡ chúng trong cuộc đời nàng mà theo logic của sự căm phẫn: kẻ gây oán với nàng từ lúc gần nhất cho đến những thời điểm lâu hơn trong quá khứ. Kiều kể không sót một ai, cho thấy nàng thật sự phẫn nộ, căm tức, uất hận.

- Ngôn ngữ, giọng điệu của nàng ở lượt đối thoại này ngắn gọn, sắc lạnh, quả quyết: Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao/ Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta !; Các tên tội ác đáng tình còn sao?" -> Kiều khẳng định hậu quả mà chúng phải gánh chịu hôm nay là kết quả của việc thực thi công lí, lẽ phải ở đời.

- Kiều dứt khoát, mạnh mẽ và kiên quyết nghiêm trị cái ác: Lệnh quân truyền xuống nội đao/ Thề sao thì lại cứ sao gia hình.

- Những chi tiết ấy cho thấy Kiều là một cô gái: thấu hiểu đạo lí nhân nghĩa ở đời (báo ân rồi sẽ trả thù); trọng ân nghĩa, vị tha, xử sự tế nhị, khéo léo trong mối quan hệ với Thúc Sinh; bao dung, độ lượng, có phần thấu hiểu với cảnh ngộ của người khác trong mối quan hệ với Hoạn Thư; mạnh mẽ, quyết liệt đòi lại sự công bằng cho bản thân, không khoan nhượng với cái ác trong mối quan hệ với bọn “buôn thịt bán người", ....

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản

– Người đầu tiên được Thúy Kiều cho người “mời” là Thúc Sinh: “Cho gươm mời đến Thúc lang”. Lúc này Kiều đã có địa vị như một vị “nhất phẩm phu nhân”, được ra lệnh cho gia nô, kẻ hầu người hạ nhưng vẫn xưng hô một tiếng “Thúc lang”, đủ thấy sự trân trọng người cũ của nàng.

-  Sử dụng những từ ngữ như “nghĩa nặng nghìn non” “cố nhân” hay “người cũ” Nguyễn Du đã thể hiện Kiều là người đề cao tình nghĩa, bởi trong quá khứ đã có một đoạn thời gian làm vợ lẽ, nên có những kỉ niệm gắn bó không sao quên được.

Trong lời tâm sự với Thúc Sinh, Kiều sử dụng rất nhiều từ hán việt như “nghĩa”, “tòng”, “phụ”, “cố nhân”:

⇒ Cách nói trang trọng và đầy học thức này thể hiện sự tôn trọng của Kiều với chàng thư sinh họ Thúc. Đây là cách nói chuyện tâm sự thể hiện của một người “người có chữ”.

- Thúy Kiều ban cho Thúc Sinh hậu hĩnh, với những gấm vóc lụa là, vàng bạc đầy rương

- Khi tâm tình về tình xưa nghĩa cũ, Kiều cũng không quên đả động tới Hoạn Thư:

Nàng có ý trả oán và nói thẳng với Thúc Sinh về những gì Hoạn Thư đã gây ra cho mình

+  Sử dụng câu từ bình dị và nhiều thành ngữ như “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén”, tác giả đã cho thấy rõ thái độ xem thường và khinh rẻ Hoạn Thư của Kiều.

- Lời chốt hạ đầy dứt khoát “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn về cuộc báo oán, đòi lại công bằng của Kiều.

- Kiều vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư, đưa lời chào thưa, giữ phép cư xử lịch sự, mặc cho bao vùi dập, hành hạ của Hoạn Thư. Lời “chào thưa” cùng danh xưng “tiểu thư” mà Kiều dành cho Hoạn Thư mang một nét mỉa mai, châm chọc vô cùng.

- Kiều tiếp tục đay nghiến, hỏi tội Hoạn Thư; thể hiện quyết tâm trả oán

+ Những từ ngữ như “dễ có”, “đời xưa”, “đời nay” hay “dễ dàng” mang sức nặng khiến kẻ đối diện phải sợ hãi về điều sắp xảy đến.

+ Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” nàng Kiều dành cho Hoạn Thư là lời cảnh báo cho những tai ương sắp xảy đến với Hoạn Thư

* Chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiều báo ân:

- Qua lời của Kiều với Thúc Sinh ta thấy Kiều là người nặng tình, nặng nghĩa, nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh, tuy Thúc Sinh không giúp được khi Hoạn Thư hành hạ nàng nhưng nàng vẫn tạ ơn Thúc Sinh rất hậu.

- Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được.

* Chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiều báo oán:

- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.

- Thái độ Kiều: quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.

= > Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa: đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng; đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em có suy nghĩ gì về việc Thuy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Sự việc ấy thể hiện nét tính cách gì của nhân vật Thúy Kiều?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và thực hành

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư không hẳn là do Hoạn Thư “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" mà là do tấm lòng khoan dung, độ lượng của Thuý Kiều; vì vậy, có thể nói quyết định ấy càng giúp người đọc hiểu rõ hơn về tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng Kiều.

- Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư cho thấy Kiều là người rất thấu hiểu lẽ đời, dễ cảm thông cho hoàn cảnh của kẻ khác. Trước những lời “kêu ca" và việc Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về phía mình, Kiều đã thực hiện đúng lẽ sống mà cha ông thường dạy “Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại".

- Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư thể hiện sự phát triển hợp lí trong diễn biến tâm lí và phù hợp với tính cách của nàng ....

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Sau khi nghe xong những lời bào chữa của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã tha bổng cho nàng ta dù lúc đầu có khó xử, không biết nên trừng phạt hay tha thứ. Tha bổng Hoạn Thư thể hiện rằng Thúy Kiều là người thấu hiểu lẽ sống ở đời. Những lời của Hoạn Thư không hoàn toàn dối gian, ngoa ngoắt mà sự thật gần như vậy.

- Việc Thúy Kiều dễ dàng tha thứ cho Hoạn Thư thể hiện nàng là người có tấm lòng nhân hậu, vị tha, lối sống cao thượng, luôn sẵn sàng bỏ qua, tha thứ cho kẻ đã làm mình tổn thương sâu sắc.Kiều tha bổng cho Hoạn Thư có lẽ cũng do áy náy vì đã chen chân vào hạnh phúc gia đình hai người, biến Hoạn Thư thành kiếp chung chồng, phải trải qua những tháng ngày bị chồng lạnh bạc. Chồng Hoạn Thư, tức chàng Thúc Sinh cũng là người Kiều mang ơn, do vậy nàng cũng mong muốn ân nhân mình có cuộc sống êm đềm hạnh phúc, sau khi đã trải qua bao sóng gió.

-Sau khi nghe xong những lời “bào chữa” của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã tha bổng cho nàng ta dù lúc đầu có khó xử, không biết nên trừng phạt hay tha thứ.

+ Kiều tha bổng cho Hoạn Thư có lẽ cũng do áy náy vì đã chen chân vào hạnh phúc gia đình hai người, biến Hoạn Thư thành kiếp chung chồng, phải trải qua những tháng ngày bị chồng lạnh bạc. Chồng Hoạn Thư, tức chàng Thúc Sinh cũng là người Kiều mang ơn, do vậy nàng cũng mong muốn ân nhân mình có cuộc sống êm đềm hạnh phúc, sau khi đã trải qua bao sóng gió.

=> Sự nhân nghĩa của Thuý Kiều: Kiều vẫn mang trong mình một trái tim nhân hậu, vị tha; giàu lòng trắc ẩn, nặng tình nghĩa,  tấm lòng nhân hậu, vị tha, lối sống cao thượng, luôn sẵn sàng bỏ qua, tha thứ cho kẻ đã làm mình tổn thương sâu sắc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Hành động, lời nói của Hoạn Thư thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? Theo em, nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều?

Phương pháp giải:

Tìm hành động và lời nói của Hoạn Thư và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Một số hành động, lời nói của nhân vật Hoạn Thư thể hiện tính cách nhân vật:

Một số chi tiết thể hiện hành động, lời nói cảu Hoạn Thư

Tính cách nhân vật Hoạn Thư thể hiện qua văn bản

- Hồn lạc, phách xiêu, khấu đầu dưới trướng, kêu ca.

- Lời nói: Đưa ra nhiều lí lẽ để “kêu ca", gỡ tội:

+ Dẫn ra quy luật tâm lí thường tình của phụ nữ (Rằng: “Tôi chút phận đàn bà/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình) và khẳng định mình cũng là nạn nhân của chế độ đa thê, kiếp chồng chung (Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai);

+ Kể lại những việc làm có lợi cho Kiều ngày trước: Nghĩ cho khi các viết kinh/ Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo;

+ Thừa nhận sự kính trọng thầm kín dành riêng cho Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu;

+ Nhận hết tội lỗi về phía mình: Trót lòng gây việc chông gai;

+ Trông cậy, nhờ vả hết vào tấm lòng khoan dung, độ lượng của nàng Kiều: Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

Hoạn Thư rất khôn ngoan, tinh quái, thấu hiểu tâm lí đối phương.

-> Hoạn Thư lúc đầu có tỏ ra sợ hãi nhưng vẫn kịp bình tĩnh, “liệu điều kêu ca", biết dùng quy luật tâm lí thông thường của phụ nữ để đánh vào lòng thương cảm của Kiều, biết rõ Kiều là người trọng nghĩa, khéo léo thoả mãn lòng tự trọng của Kiều, thừa nhận toàn bộ lỗi lầm của bản thân nên đã chuyển hoa được sự thù hận trong lòng Kiều thành sự cảm thông và cuối cùng là được tha bổng.

- Vai trò của nhân vật Hoạn Thư trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều: góp phần thể hiện tấm lòng nhân hậu, bao dung, vị tha của Kiều; cho thấy Kiều là người rất thấu hiểu lẽ đời, có lòng trọng nghĩa, ...

- Vai trò của nhân vật Từ Hải trong cuộc báo ân, báo oán của nàng Kiều, cũng như trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều: Từ Hải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán; lần đầu tiên đem đến cho Kiều một vị trí cao quý, trang trọng và đặc biệt là có đầy đủ quyền uy để đòi lại công bằng cho bản thân - một người đã chịu quá nhiều đau khổ, áp bức, bất hạnh; niềm tin tưởng tuyệt đối của Từ Hải dành cho Thuý Kiều cho thấy chàng rất hiểu Kiều, sớm nhận ra Kiều là một người rất thông minh, sáng suốt và có thể thực hiện việc “báo ân, trả thù" một cách thật phân minh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hành động, lời nói của Hoạn Thư cho thấy nàng ta là người khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục để tự minh oan, bào chữa cho chính mình.

- Nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thúy Kiều:

+ Hoạn Thư được coi là nhân vật phản diện, biểu tượng cho sự ghen tuông và ác độc. Nhân vật này là nguyên nhân khiến Kiều phải chịu đựng nhiều đau khổ và bất hạnh.

+ Từ Hải, một người anh hùng đầy chí khí, thể hiện khát vọng công lí và tự do của con người. Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều và nhận ra sức mạnh, vẻ đẹp trong cô.

=> Vai trò của Hoạn Thư và Từ Hải giúp làm nổi bật tính cách, số phận của Kiều, tạo nên sự phức tạp, đa chiều cho nhân vật chính trong truyện.

- Khi Thuý Kiều hỏi tội Hoạn Thư, Hoạn Thư đã lật ngược thế cờ, tỏ ra khúm núm, sợ sệt và đủ bình tĩnh để lí giải

“Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình…

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai””

Tiểu thư họ Hoạn đã khôn khéo xóa nhòa ranh giới đối lập giữa Thúy Kiều và mình. Ả ta nói rằng cả hai cùng là “phận đàn bà”, thế nên ghen tuông cũng được coi như là chuyện thường tình xảy ra. Lý lẽ này vô cùng xác đáng, đánh vào lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu của Kiều.

– Cả Kiều và Hoạn Thư, đều mang chung một tấm chồng, do vậy “chưa dễ ai chiều cho ai”. Lý lẽ này đưa ra hoàn toàn đúng đắn, từ “tội nhân”, Hoạn Thư đã lập luận mình như một “nạn nhân” của chế độ đa thê.

Hoạn Thư còn kể lại công ơn của mình đối với Kiều:

“Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.”

– Những việc này được kể ra tưởng như Hoạn Thư đã “làm ơn”, có công cho Thúy Kiều. Dù là thân vợ lẽ chung tấm chồng, Hoạn Thư vẫn rộng lượng cho phép nàng ra gác Quan Âm viết kinh niệm phật, rồi khi Kiều bỏ trốn không sai gia nô trói bắt.

– Hoạn Thư tuyệt nhiên không hề nhắc tới những việc tủi nhục mà ả đã đày đọa Kiều năm nào, mà chỉ kể ra những điều mà Kiều phải hàm ơn mình, nhằm lấy được lý lẽ cho ả.

– Từ tội nhân thành nạn nhân rồi thành “ân nhân”, Hoạn Thư thật sự khôn ngoan lọc lõi, đúng như danh xưng “Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao.”

Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình:

“Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”

– Hai câu thơ trên cho thấy sự mềm mỏng, có tiến có lùi của Hoạn Thư. Nàng ta thể hiện sự ăn năn hối lỗi, mong Kiều có thể tha thứ cho mình.

⇒ Đứng trước gươm lớn giáo dài, công đường uy nghiêm, nàng ta đã dùng hết những khôn ngoan lọc lõi của mình để thoát tội. Lời tự bào chữa của Hoạn Thư cho thấy nàng ta là người “sâu sắc nước đời”, hết mực khôn ngoan.

- Nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò quan trọng việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều: Tô đậm hơn tính cách lương thiện của nàng, tấm lòng cao thường, một người có học thức ân oán rạch ròi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 6

Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản. Căn cứ vào đâu em có thể xác định như vậy.

Phương pháp giải:

Xác định chủa đề của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề của VB: Hành động báo ân, báo oán nhân danh công lí, ân nghĩa của Thuý Kiều và Từ Hải.

- Căn cứ xác định chủ đề: cách sắp xếp các sự kiện chính; cách khắc hoạ khung cảnh báo ân, báo oán; cách khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, lời đối thoại, cách xây dựng các nhân vật trong tính chỉnh thể của VB. => khung cảnh báo ân, báo oán của Kiều trong Truyện Kiều là thời khắc hiếm hoi Kiều từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ bước lên vị trí của một quan tòa để thực thi công lí, báo đền ân nghĩa, trừng trị kẻ ác. Trong xã hội phong kiến xưa, điều đó hiếm khi xảy ra, vì vậy phiên toà ấy chủ yếu vẫn là ước mơ, khát vọng thiết lập lẽ công bằng ở đời của những con người bé mọn, luôn phải chịu nhiều áp bức, bất hạnh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ đề: ước mơ về công lý.

- Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

- Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cần cán cân công lý, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

- Căn cứ vào nội dung của văn bản

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 7

Trả lời Câu hỏi 7 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện băng thơ lục bát trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiếu) và văn bản Thuý Kiều báo ân báo oán (Nguyễn Du)

Phương pháp giải:

Sử dụng năng lực đọc hiểu để hoàn thành

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cả 2 văn bản trên đều sử dụng thể thơ lục bát – một hình thức thơ truyền thống của Việt Nam để thấy rằng tác giả muốn tạo ra âm điệu, ngôn ngữ phong phú hơn, tăng cường diễn đạt về cảm xúc và ý nghĩa trở nên sâu sắc, giúp người đọc nhất là người Việt Nam dễ đọc, dễ hiều cảm thấy gần gũi hơn khi đọc.

Xem thêm
Cách 2

Nghệ thuật kể chuyện trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) và văn bản Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du):

- Đoạn trích bộc lộ tài năng của tác giả về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Qua những đối đáp của nhân vật để tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn, thái độ trước những hành động bất bình trong cuộc sống).

- Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian, từ ngữ bình dị, thân thuộc với đời sống hàng ngày.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 8

Trả lời Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của em về cách Thuỳ Kiều báo ân, báo oán trong văn bản trên so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian (mà em biết) ứng xử với những ân oán của họ.

Phương pháp giải:

Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản để thực hàn

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thúy Kiều trong Truyện Kiều thể hiện cách báo ân, báo oán đầy phức tạp và mang đậm tính nhân văn. Khác với những nhân vật trong truyện cổ dân gian thường hành động theo kiểu "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác", Kiều có cách ứng xử tinh tế, thấu hiểu và mang tính cá nhân cao.

Đối với ân nhân: Kiều thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, luôn ghi nhớ và tìm cách báo đáp. Khi gặp lại Thúc Sinh, Kiều ân cần chu đáo, bày tỏ lòng thành kính và mong muốn trả ơn. Việc nàng chuộc lại trang sức cho Thúc Sinh sau khi bán mình là minh chứng rõ ràng cho lòng biết ơn của Kiều.

Đối với kẻ thù: Kiều không đơn thuần trả thù mà thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông cho hoàn cảnh của họ. Khi báo oán Hoạn Thư, Kiều không trực tiếp ra tay mà sử dụng mưu kế để Hoạn Thư tự nhận ra sai lầm và sám hối. Cách làm này thể hiện sự nhân đạo và mong muốn thức tỉnh của Kiều.

So sánh với nhân vật trong truyện cổ dân gian, Kiều có cách ứng xử tế nhị, mang tính nhân văn sâu sắc hơn. Thay vì hành động theo nguyên tắc "nhân quả báo ứng", Kiều luôn đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu hoàn cảnh và tìm cách giải quyết thấu đáo ân oán.

Tuy nhiên, cách báo ân, báo oán của Kiều cũng bộc lộ sự bất lực, đầy bi kịch. Nàng không thể thay đổi số phận nghiệt ngã, bất công của xã hội, đành phải chấp nhận và tìm cách giải quyết theo cách riêng của mình.

Nhìn chung, cách Thúy Kiều báo ân, báo oán là một nét độc đáo, góp phần làm nổi bật hình ảnh nhân vật và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Dân gian ta có câu “Ơn đền oán trả”, quan điểm ấy đã thể hiện một thái độrạchròi, dứt khoát trong cách sống của người Việt. Có lẽ cách sống ấy đã có từngànđời nay, được thử thách qua thời gian. Cho đến nay nó vẫn còn nguyên vẹngiátrị, chỉ có điều ơn trả thế nào, oán báo ra sao cho có văn hóa thì thật khó. Trongđoạn trích này thông qua việc báo ân oán của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã giántiếp bộc lộ văn hóa ứng xử của mình, chính ở đây tấm lòng nhân đạocủaNguyễn Du. So với truyện cổ tích “Tấm Cám”, Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm trắng da cũng không cần nghĩ nước sôi làm bỏng da. Mẹ Cám cứ việc ăn mắm làm từ xác con không cần tìm hiểu nguyên nhân, mùi vị... Cô Tấm thực hiện chức năng diệt ác, để cái thiện có môi trường sống yên bình. Tuy nhiên, hành động kết truyện ấy vẫn còn mang nhiều tranh cãi. Nhìn lại truyện “Thúy Kiều báo ân, báo oán”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều, bộc lộ sự nhân hậu, tấm lòng vị tha, lối sống cao thượng, sẵn sàng từ bỏ những ân oán khi xưa để bắt đầu một cuộc sống mới của nhân vật Thúy Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thơ ca SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thuý kiều báo ân, báo oán SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo