Trắc nghiệm hóa 11 bài 24 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 6 Hợp chất carbonyl - Carbox


Trắc nghiệm Bài 24: Carboxylic acid Hóa 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

  • A.
    C n H 2n O 2 (n ≥ 1).
  • B.
    C n H 2n+2 O 2 (n ≥ 1).
  • C.
    C n H 2n-1 COOH (n ≥ 1).
  • D.
    C n H 2n O 2 (n ≥ 2).
Câu 2 :

Chất có công thức CH 3 CH(CH 3 )CH 2 COOH có tên thay thế là

  • A.
    2-methylpropanoic acid.
  • B.
    2-methylbutanoic acid.
  • C.
    3-methylbutanoic acid.
  • D.
    isopentanoic acid.
Câu 3 :

Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C 4 H 8 O 2

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5
Câu 4 :

Vị chua của giấm là do chứa

  • A.
    acetic acid.
  • B.
    salicylic acid.
  • C.
    oxalic acid.
  • D.
    citric acid.
Câu 5 :

Cho các chất sau: (1) C 3 H 8 , (2) C 2 H 5 OH, (3) CH 3 CHO, (4) CH 3 COOH. Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

  • A.
    (1), (2), (3), (4).
  • B.
    (4), (3), (2), (1).
  • C.
    (1), (2), (4), (3).
  • D.
    (1), (3), (2), (4).
Câu 6 :

Khi hòa tan vào nước, acetic acid

  • A.
    phân li hoàn toàn
  • B.
    phân li một phần
  • C.
    không phân li
  • D.
    không tan trong nước
Câu 7 :

Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A.
    NaOH, Cu, NaCl.
  • B.
    Na, NaCl, CuO.
  • C.
    Na, Ag, HCl.
  • D.
    NaOH, Na, CaCO 3 .
Câu 8 :

Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: (1) Lên men giấm ethyl alcohol. (2) Oxi hoá không hoàn toàn acetaldehyde. (3) Oxi hoá không hoàn toàn butane. (4) Cho methanol tác dụng với carbon monoxide. Trong những phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra acetic acid?

  • A.
    1 .
  • B.
    2 .
  • C.
    3 .
  • D.
    4 .
Câu 9 :

Methyl salicylate trong thuốc giảm đau được điều chế bằng cách cho salicylic acid phản ứng với methanol có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Cho 0,2 mol methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là

  • A.
    0,1 mol.
  • B.
    0,2 mol.
  • C.
    0,4 mol.
  • D.
    0,05 mol.
Câu 10 :

Trung hoà 100 mL dung dịch carboxylic acid (X) nồng độ 0,1 M cần vừa đủ 16 gam dung dịch NaOH 5%, thu được 1,48 gam muối. Công thức cấu tạo của (X) là

  • A.
    HOOC–CH 2 –COOH.
  • B.
    HOOC-COOH.
  • C.
    CH 3 -COOH.
  • D.
    HOOC–CH 2 –CH 2 –COOH.
Câu 11 :

Benzoic acid được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật, ... vì có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức của benzoic acid là

  • A.
    CH 3 COOH.
  • B.
    C 6 H 5 COOH.
  • C.
    HOOC-COOH.
  • D.
    HCOOH.
Câu 12 :

Cho dãy các chất sau: HCHO, CH 3 COOH, CH 3 CHO, HCOOH, C 2 H 5 OH. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A.
    3.
  • B.
    6.
  • C.
    4.
  • D.
    5.
Câu 13 :

Cho dung dịch acetic acid có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 20% thu được dung dịch muối sodium acetate có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là

  • A.
    10%.
  • B.
    15%.
  • C.
    18,67%.
  • D.
    20%.
Câu 14 :

Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C 3 H 4 O 2 . (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Tên gọi của (X) là

  • A.
    methyl acetate.
  • B.
    acrylic acid.
  • C.
    propane-1,3-diol.
  • D.
    acetone.
Câu 15 :

Rót 1 – 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 mL dung dịch NaHCO 3 . Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

  • A.
    Ethanol.
  • B.
    Acetaldehyde.
  • C.
    Acetic acid.
  • D.
    Phenol.
Câu 16 :

Cho các chất sau: (X) CH 3 CH 2 CHO; (Y) CH 2 =CHCHO; (Z) (CH 3 ) 2 CHCHO; (T) CH 3 =CHCH 2 OH. Các chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun nóng, tạo ra cùng một sản phẩm là

  • A.
    (X), (Y), (Z).
  • B.
    (X), (Y), (T).
  • C.
    (Y), (Z), (T).
  • D.
    (X), (Z), (T).
Câu 17 :

Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê… Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây?

  • A.
    Formic acid
  • B.
    Acetic acid
  • C.
    Lactic acid
  • D.
    Benzoic
Câu 18 :

Cho một dung dịch chứa 5,76 gam một carboxylic acid X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO 3 thu được 7,28 gam muối carboxylate. Công thức cấu tạo của X là

  • A.
    CH 2 =CHCOOH
  • B.
    CH 3 COOH
  • C.
    CHCCOOH
  • D.
    CH 3 CH 2 COOH
Câu 19 :

Thứ tự các thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là

  • A.
    quỳ tím, dung dịch Br 2 trong CCl 4 .
  • B.
    dung dịch Br 2 , dung dịch Na 2 CO 3 .
  • C.
    dung dịch Na 2 CO 3 , quỳ tím.
  • D.
    dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, dung dịch Br 2 .
Câu 20 :

Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,... Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:

Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1000 lít acetic acid (D = 1,05 g.mL-1), cần thể tích khí CO và H 2 (ở điều kiện chuẩn) lần lượt là

  • A.
    964,06 m 3 và 1928,12 m 3
  • B.
    535,6 m 3 và 1071,17 m 3
  • C.
    964,06 m 3 và 964,06 m 3
  • D.
    1017,6 m 3 và 1071,2 m 3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

  • A.
    C n H 2n O 2 (n ≥ 1).
  • B.
    C n H 2n+2 O 2 (n ≥ 1).
  • C.
    C n H 2n-1 COOH (n ≥ 1).
  • D.
    C n H 2n O 2 (n ≥ 2).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

Dãy đồng đẳng carboxylic acid đơn chức, no, mạch hở có công thức chung C n H 2n+1 COOH (n ≥ 0) hoặc C n H 2n O 2 (n ≥ 1).

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là C n H 2n O 2 (n ≥ 1).

→ Chọn A.

Câu 2 :

Chất có công thức CH 3 CH(CH 3 )CH 2 COOH có tên thay thế là

  • A.
    2-methylpropanoic acid.
  • B.
    2-methylbutanoic acid.
  • C.
    3-methylbutanoic acid.
  • D.
    isopentanoic acid.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đánh số thứ tự C sao cho nhóm COOH ở vị trí nhỏ nhất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.

Câu 3 :

Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C 4 H 8 O 2

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết đồng phân chứa nhóm –COOH

Lời giải chi tiết :

C-C-C-COOH

C-C(CH 3 )-COOH

Đáp án A

Câu 4 :

Vị chua của giấm là do chứa

  • A.
    acetic acid.
  • B.
    salicylic acid.
  • C.
    oxalic acid.
  • D.
    citric acid.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong giấm ăn có chứa acetic acid (chứa 2% – 5% acetic acid). Vị chua của giấm là do chứa acetic acid.

Lời giải chi tiết :

Vị chua của giấm là do chứa acetic acid.

→ Chọn A.

Câu 5 :

Cho các chất sau: (1) C 3 H 8 , (2) C 2 H 5 OH, (3) CH 3 CHO, (4) CH 3 COOH. Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

  • A.
    (1), (2), (3), (4).
  • B.
    (4), (3), (2), (1).
  • C.
    (1), (2), (4), (3).
  • D.
    (1), (3), (2), (4).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với các hợp chất có khối lượng phân tử tương đương:

Thứ tự tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất là: alkane < aldehyde < alcohol < carboxylic acid.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất là: (1) C 3 H 8 < (3) CH 3 CHO < (2) C 2 H 5 OH < (4) CH 3 COOH.

→ Chọn D.

Câu 6 :

Khi hòa tan vào nước, acetic acid

  • A.
    phân li hoàn toàn
  • B.
    phân li một phần
  • C.
    không phân li
  • D.
    không tan trong nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Acetic acid là chất điện li yếu phân li một phần trong nước

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 7 :

Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A.
    NaOH, Cu, NaCl.
  • B.
    Na, NaCl, CuO.
  • C.
    Na, Ag, HCl.
  • D.
    NaOH, Na, CaCO 3 .

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa theo tính chất hóa học của carboxylic acid.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

Câu 8 :

Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: (1) Lên men giấm ethyl alcohol. (2) Oxi hoá không hoàn toàn acetaldehyde. (3) Oxi hoá không hoàn toàn butane. (4) Cho methanol tác dụng với carbon monoxide. Trong những phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra acetic acid?

  • A.
    1 .
  • B.
    2 .
  • C.
    3 .
  • D.
    4 .

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa theo các phương pháp điều chế acetic acid.

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng trên đều tạo ra acetic acid:

Đáp án D.

Câu 9 :

Methyl salicylate trong thuốc giảm đau được điều chế bằng cách cho salicylic acid phản ứng với methanol có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Cho 0,2 mol methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là

  • A.
    0,1 mol.
  • B.
    0,2 mol.
  • C.
    0,4 mol.
  • D.
    0,05 mol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phương trình methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH. Biết công thức hóa học của methyl salicylate là \({\rm{HO}} - {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} - {\rm{COOC}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\)và Na + thế vào vị trí của –OH và –CH 3 .

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\rm{HO}} - {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} - {\rm{COOC}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{NaO}} - {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} - {\rm{COONa  +  C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{OH  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\\{\rm{            0,2 mol           }} \to {\rm{ 0,4 mol}}\end{array}\)

→ Chọn C

Câu 10 :

Trung hoà 100 mL dung dịch carboxylic acid (X) nồng độ 0,1 M cần vừa đủ 16 gam dung dịch NaOH 5%, thu được 1,48 gam muối. Công thức cấu tạo của (X) là

  • A.
    HOOC–CH 2 –COOH.
  • B.
    HOOC-COOH.
  • C.
    CH 3 -COOH.
  • D.
    HOOC–CH 2 –CH 2 –COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm số nhóm chức –COOH dựa vào tỉ lệ mol của acid và NaOH. Nếu n acid : n NaOH = 1: a thì acid có a nhóm chức.

Tính số mol của muối từ NaOH và tìm M muối .

Lời giải chi tiết :

\({{\rm{m}}_{{\rm{NaOH}}}} = 16 \times \frac{{5\% }}{{100\% }} = 0,8{\rm{ }}({\rm{g}}) \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = \frac{{0,8}}{{40}} = 0,02{\rm{ (mol); }}{{\rm{n}}_{\rm{X}}} = 0,1 \times 0,1 = 0,01{\rm{ }}({\rm{mol}})\)

Vì \({{\rm{n}}_{\rm{X}}}{\rm{ : }}{{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = 0,01:0,02{\rm{  =  }}1:{\rm{ }}2\)nên carboxylic acid (X) là acid hai chức.

Ta có: HOOC-R-COOH + 2NaOH → NaOOC-R-COONa + 2H 2 O

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{NaOOC - R - COONa}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{HOOC - R - COOH}}}} = 0,01{\rm{ (mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{M}}_{_{{\rm{NaOOC - R - COONa}}}}} = \frac{{1,48}}{{0,01}} = 148{\rm{ (g/mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{M}}_{\rm{R}}} = 148 - (12 + 16 \times 2 + 23) \times 2 = 14\end{array}\)

\( \Rightarrow \)R là –CH 2

Công thức cấu tạo của (X) là HOOC–CH 2 –COOH.

→ Chọn A.

Câu 11 :

Benzoic acid được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật, ... vì có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức của benzoic acid là

  • A.
    CH 3 COOH.
  • B.
    C 6 H 5 COOH.
  • C.
    HOOC-COOH.
  • D.
    HCOOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Benzoic acid là acid có chứa vòng benzene.

Lời giải chi tiết :

Công thức của benzoic acid là C 6 H 5 COOH.

→ Chọn B.

Câu 12 :

Cho dãy các chất sau: HCHO, CH 3 COOH, CH 3 CHO, HCOOH, C 2 H 5 OH. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A.
    3.
  • B.
    6.
  • C.
    4.
  • D.
    5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất có phản ứng tráng gương (tráng bạc) là chất chứa nhóm -CHO trong phân tử. Một số loại chất có phản ứng tráng bạc thường gặp:

- Aldehyde.

- Glucose, Fructose

- Các chất có đầu là HCOO- (acid, ester, muối).

Lời giải chi tiết :

Các chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc: HCHO, CH 3 CHO, HCOOH.

→ Chọn A.

Câu 13 :

Cho dung dịch acetic acid có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 20% thu được dung dịch muối sodium acetate có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là

  • A.
    10%.
  • B.
    15%.
  • C.
    18,67%.
  • D.
    20%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: \({\rm{C\% }} = \frac{{{{\rm{m}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}}}{{{{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}}} \times 100\% \)

Với \({{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ +  }}{{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi a là số mol của acetic acid \( \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}} = 60{\rm{a (g)}}\)

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}} + {\rm{NaOH}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Theo phương trình hóa học: \({{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}} = {\rm{a (mol)}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}} = 40{\rm{a}} \times \frac{{100\% }}{{20\% }} = 200{\rm{a (g)}}\\ \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = 82{\rm{a}} \times \frac{{100\% }}{{10,25\% }} = 800{\rm{a (g)}}\end{array}\)

Mặt khác: \({{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ +  }}{{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}}\)

\( \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ =  }}{{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} - {{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}} = 800{\rm{a}} - 200{\rm{a}} = 600{\rm{a (g)}}\)

\( \Rightarrow {\rm{C}}{{\rm{\% }}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}} = \frac{{{\rm{60a}}}}{{{\rm{600a}}}} \times 100\%  = 10\% \)

→ Chọn A.

Câu 14 :

Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C 3 H 4 O 2 . (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Tên gọi của (X) là

  • A.
    methyl acetate.
  • B.
    acrylic acid.
  • C.
    propane-1,3-diol.
  • D.
    acetone.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

(X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Do đó, (X) có nhóm –COOH và liên kết π trong phân tử.

Lời giải chi tiết :

Vì (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide nên (X) có –COOH.

Vì (X) tác dụng được với dung dịch bromine nên (X) có liên kết π trong phân tử.

Công thức cấu tạo của (X):

→ Chọn B.

Câu 15 :

Rót 1 – 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 mL dung dịch NaHCO 3 . Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

  • A.
    Ethanol.
  • B.
    Acetaldehyde.
  • C.
    Acetic acid.
  • D.
    Phenol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Carboxylic acid có tính acid yếu:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ.

+ Tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học, giải phóng khí hydrogen.

+ Tác dụng với base, oxide base.

+ Tác dụng với một số muối.

Alcohol và aldehyde không phản ứng với NaHCO 3 .

Lời giải chi tiết :

Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt, chứng tỏ sản phẩm của phản ứng có CO 2 .

Trong 4 đáp án trên, chỉ có acetic acid mới phản ứng được với NaHCO 3 và tạo khí CO 2 . Phenol có tính acid yếu hơn proton thứ II của H 2 CO 3 nên không phản ứng được với NaHCO 3 . Alcohol và aldehyde không phản ứng với NaHCO 3 .

CH 3 COOH + NaHCO 3 → CH 3 COONa + H 2 O + CO 2

→ Chọn C.

Câu 16 :

Cho các chất sau: (X) CH 3 CH 2 CHO; (Y) CH 2 =CHCHO; (Z) (CH 3 ) 2 CHCHO; (T) CH 3 =CHCH 2 OH. Các chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun nóng, tạo ra cùng một sản phẩm là

  • A.
    (X), (Y), (Z).
  • B.
    (X), (Y), (T).
  • C.
    (Y), (Z), (T).
  • D.
    (X), (Z), (T).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi phản ứng với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun nóng, hydrogen được cộng vào tất cả liên kết π trong phân tử của hợp chất hữu cơ. Do đó chọn đáp án mà các chất có cùng một khung carbon.

Lời giải chi tiết :

→ Chọn B.

Câu 17 :

Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê… Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây?

  • A.
    Formic acid
  • B.
    Acetic acid
  • C.
    Lactic acid
  • D.
    Benzoic

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid lactic

Đáp án C

Câu 18 :

Cho một dung dịch chứa 5,76 gam một carboxylic acid X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO 3 thu được 7,28 gam muối carboxylate. Công thức cấu tạo của X là

  • A.
    CH 2 =CHCOOH
  • B.
    CH 3 COOH
  • C.
    CHCCOOH
  • D.
    CH 3 CH 2 COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng muối và aicd.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của carboxylic acid X đơn chức, mạch hở là: RCOOH.

CH 3 COOH + CaCO 3 → (CH 3 COO) 2 Ca + CO 2 + H 2 O

Khối lượng tăng lên do nguyên tử Ca thay thế nguyên tử H.

\({n_X} = \frac{{7,28 - 5,76}}{{\frac{{40}}{2} - 1}} = 0,08(mol)\)

\({M_X} = \frac{{5,76}}{{0,08}} = 72(g/mol)\)

Vậy công thức cấu tạo của X là: CH 2 =CHCOOH

Câu 19 :

Thứ tự các thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là

  • A.
    quỳ tím, dung dịch Br 2 trong CCl 4 .
  • B.
    dung dịch Br 2 , dung dịch Na 2 CO 3 .
  • C.
    dung dịch Na 2 CO 3 , quỳ tím.
  • D.
    dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, dung dịch Br 2 .

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Formic acid có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 .

Acrylic acid là acid không no, làm mất màu nước bromine.

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, để nhận biết formic acid, phản ứng sinh ra kết tủa bạc Ag. Dùng dung dịch Br 2 để nhận biết acrylic acid, acrylic acid làm mất màu nước bromine. Còn lại là acetic acid.

\(\begin{array}{l}{\rm{HCOOH }} + {\rm{ }}2{\rm{AgN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\; + {\rm{ }}4{\rm{N}}{{\rm{H}}_{3\;}} + {\rm{ }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O }} \to {\rm{ (N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{{\rm{3\;}}}} + {\rm{ }}2{\rm{Ag }} + {\rm{ }}2{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\\{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} = {\rm{CH}} - {\rm{COOH}} + {\rm{B}}{{\rm{r}}_{\rm{2}}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{Br}} - {\rm{CHBr}} - {\rm{COOH}}\end{array}\)

→ Chọn D

Câu 20 :

Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,... Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:

Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1000 lít acetic acid (D = 1,05 g.mL-1), cần thể tích khí CO và H 2 (ở điều kiện chuẩn) lần lượt là

  • A.
    964,06 m 3 và 1928,12 m 3
  • B.
    535,6 m 3 và 1071,17 m 3
  • C.
    964,06 m 3 và 964,06 m 3
  • D.
    1017,6 m 3 và 1071,2 m 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa theo PTPU điều chế acetic acid trong công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

m CH3COOH = 1000.10 3 .1,05 = 1,05.10 6 g → n CH3COOH = 17,5.10 3 mol

→ n H2 = 2.17,5.10 3 : 90% : 90% = 43209,88 mol

→ V H2 = n H2 .24,79 = 1071,2 m 3

→ n CO = 17,5.10 3 : 90% +17,5.10 3 : 90% : 90% = 41049,4 mol

→ V CO = n CO .24,79 = 1017,6 m 3

Đáp án D.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm hóa 11 bài 19 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 20 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 21 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 22 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 23 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 24 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 25 kết nối tri thức có đáp án