Trắc nghiệm hóa 11 bài 5 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 2 Nitrogen - Sulfur


Trắc nghiệm Bài 5: Ammonia - Muối ammonium Hóa 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là:

  • A.
    (NH 4 ) 2 CO 3 .
  • B.
    Na 2 CO 3 .
  • C.
    NH 4 HCO 3 .
  • D.
    NH 4 Cl.
Câu 2 :

Dãy các chất đều phản ứng với NH 3 trong điều kiện thích hợp là :

  • A.
    HCl, O 2 , Cl 2 , FeCl 3 .
  • B.
    H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , FeO, NaOH.
  • C.
    HCl, HNO 3 , AlCl 3 , CaO.
  • D.
    KOH, HNO 3 , CuO, CuCl 2 .
Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium?

  • A.
    Muối ammonium bền với nhiệt.
  • B.
    Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh.
  • C.
    Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước.
  • D.
    Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước.
Câu 4 :

Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH 3 có lẫn hơi nước?

  • A.
    P 2 O 5 .
  • B.
    H 2 SO 4 đặc .
  • C.
    CuO bột.
  • D.
    NaOH rắn.
Câu 5 :

Phản ứng giữa NH 3 với chất nào sau đây chứng minh NH 3 thể hiện tính base

  • A.
    Cl 2 .
  • B.
    O 2 .
  • C.
    HCl.
  • D.
    CuO.
Câu 6 :

Hợp chất X tan trong nước tạo dung dịch không màu. Dung dịch này không tạo kết tủa với dung dịch BaCl 2 , khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với  dung dịch HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất này là

  • A.
    NH 4 HSO 3 .
  • B.
    Na 2 SO 3 .
  • C.
    NH 4 HCO 3 .
  • D.
    (NH 4 ) 2 CO 3 .
Câu 7 :

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH 3 đóng vai trò là một chất oxi hóa?

  • A.
    2NH 3 + H 2 O 2 + MnSO 4 → MnO 2 + (NH 4 ) 2 SO 4 .
  • B.
    2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6HCl.
  • C.
    4NH 3 + 5O 2 →   4NO+ 6H 2 O.
  • D.
    2NH 3 + 2Na  →   2NaNO 3 + H 2 .
Câu 8 :

Để tách riêng NH 3 ra khỏi hỗn hợp gồm N 2 , H 2 , NH 3 trong công nghiệp, người ta đã:

  • A.
    Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
  • B.
    Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
  • C.
    Nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH 3 .
  • D.
    Cho hỗn hợp qua dung dịch H 2 SO 4 đặc.
Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây về NH 3 là đủ nhất?

  • A.
    NH 3 là một base.
  • B.
    NH 3 là một chất khử.
  • C.
    NH 3 vừa có tính khử của một chất khử vừa có tính chất của một base.
  • D.
    NH 3 chỉ có tính base và tính khử mà không thể hiện tính oxi hóa.
Câu 10 :

NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào trong các phản ứng hóa học sau?

  • A.

    2NH 3 + H 2 O--> NH 4 + + OH - .

  • B.
    3NH 3 + AlCl 3 + 3H 2 O → Al(OH) 3 + 3NH 4 Cl.
  • C.
    2NH 3 + 3CuO   →   N 2 + 3Cu + 3H 2 O.
  • D.
    NH 3 + HCl →   NH 4 Cl.
Câu 11 :

Cho cân bằng hóa học: \({N_{2(k)}} + 3{H_{2(k)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_{3(k)}}\) ∆H = -92 kJ. Khi giảm thể tích của hỗn hợp ở trạng thái cân bằng khi nhiệt độ không đổi thì cân bằng sẽ chuyển dịch:

  • A.
    Theo chiều phản ứng nghịch.
  • B.
    Theo chiều phản ứng thuận.
  • C.
    Không làm chuyển dịch cân bằng.
  • D.
    Tùy theo mức độ giảm thể tích mà cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận hay chiều nghịch.
Câu 12 :

Phải dùng bao nhiêu lít khí Nitrogen và bao nhiêu lít khí Hydrogen để điều chế 17,0 gam NH 3 ? Biết răng hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 là 20%. Các thể tích khí được đo ở đktc.

  • A.
    11,2 lít N 2 và 33,6 lít H 2 .
  • B.
    11,2 lít N 2 và 168 lít H 2 .
  • C.
    56 lít N 2 và 168 lít H 2 .
  • D.

    33,6 lít N 2 và 11,2 lít H 2 .

Câu 13 :

Trong phân tử NH 3 chứa liên kết?

  • A.
    Liên kết cho nhận.
  • B.
    Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
  • C.
    Liên kết cộng hóa trị phân cực.
  • D.
    Liên kết Ion.
Câu 14 :

Cho hỗn hợp N 2 và H 2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitrogen đã phản ứng là 15%. Thành phần phần trăm về số mol của N 2 và H 2 trong hỗn hợp đầu?

  • A.
    20% và 80%.
  • B.
    16,67 và 83,33%.
  • C.
    25% và 75%.
  • D.
    40% và 60%.
Câu 15 :

Bình cầu chứa đầy khí ammonia khô, được úp ngược lên một chậu chứa dung dịch HCl loãng pha dung dịch quỳ có màu hồng. Nước phun lên trong bình cầu và dung dịch trong bình cầu chuyển thành màu xanh. Hiện tượng này xảy ra vì?

  • A.
    Acid đã phản ứng với ammonia, làm quỳ đổi màu từ hồng sang xanh.
  • B.
    Ammonia là acid yếu, làm quỳ chuyển màu xanh.
  • C.
    Ammonia có tính base, tan trong nước nên áp suất giảm, nhờ đó nước có thể phun lên.
  • D.
    Acid đã phản ứng khí ammonia trong bình nên áp suất giảm, nhờ đó nước có thể phun lên.
Câu 16 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Ammonia lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị.
  2. Để làm khô khí NH 3 có lẫn hơi nước, cho khí NH 3 đi qua bình đựng dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc.
  3. Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH 3 , quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
  4. Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
Số phát biểu đúng là:
  • A.
    2.
  • B.
    1.
  • C.
    4.
  • D.
    3.
Câu 17 :

Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi đã hóa lỏng NH3, hydrogen và nitrogen sẽ:

  • A.
    Qua ống dẫn khí thải được loại bổ
  • B.
    Đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng
  • C.
    Tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp
  • D.
    Hygrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng
Câu 18 :

Phương trình phân ly của NH3 trong nước nào sau đây đúng:

  • A.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_3}O{H^ - }(aq) + {H^ + }(aq)\)
  • B.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_2}^ - (aq) + {H_3}{O^ + }(aq)\)
  • C.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ + (aq) + O{H^ - }(aq)\)
  • D.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}OH(l)\)
Câu 19 :

Tính base của NH 3 do:

  • A.
    Trên N còn cặp electron tự do
  • B.
    Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C.
    NH 3 tan được nhiều trong nước
  • D.
    NH 3 tác dụng với nước tạo NH 4 OH
Câu 20 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ammonia?

  • A.
    Trong công nghiệp, ammoina thường được sử dụng với vai trò chất làm lạnh (chất sinh hàn)
  • B.
    Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm rất hiệu quả
  • C.
    Phần lớn ammonia được dùng phản ứng với acid để sản xuất các loại phân đạm
  • D.

    Qúa trình tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là quá trình thuận nghịch nên không thể đạt hiệu suất 100%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là:

  • A.
    (NH 4 ) 2 CO 3 .
  • B.
    Na 2 CO 3 .
  • C.
    NH 4 HCO 3 .
  • D.
    NH 4 Cl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Ứng dụng của muối Ammonium.

Lời giải chi tiết :

Câu 2 :

Dãy các chất đều phản ứng với NH 3 trong điều kiện thích hợp là :

  • A.
    HCl, O 2 , Cl 2 , FeCl 3 .
  • B.
    H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , FeO, NaOH.
  • C.
    HCl, HNO 3 , AlCl 3 , CaO.
  • D.
    KOH, HNO 3 , CuO, CuCl 2 .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

HCl + NH 3 -> NH 4 Cl

Cl 2 + NH 3 -> NH 4 Cl + N 2

FeCl 3 + NH 3 + H 2 O -> Fe(OH) 3 + 3NH 4 Cl

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium?

  • A.
    Muối ammonium bền với nhiệt.
  • B.
    Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh.
  • C.
    Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước.
  • D.
    Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Muối ammonium.

Lời giải chi tiết :

Các muối ammonium đều kém bền nhiệt và dễ bị phân hủy khi nung nóng

Câu 4 :

Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH 3 có lẫn hơi nước?

  • A.
    P 2 O 5 .
  • B.
    H 2 SO 4 đặc .
  • C.
    CuO bột.
  • D.
    NaOH rắn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

Chất dùng làm khô khí NH 3 có lẫn hơi nước phải là chất có đặc tính hút nước và không phản ứng với NH 3 .

→ Dùng NaOH rắn để làm khô khí

Câu 5 :

Phản ứng giữa NH 3 với chất nào sau đây chứng minh NH 3 thể hiện tính base

  • A.
    Cl 2 .
  • B.
    O 2 .
  • C.
    HCl.
  • D.
    CuO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

HCl + NH 3 -> NH 4 Cl => Chọn C

Câu 6 :

Hợp chất X tan trong nước tạo dung dịch không màu. Dung dịch này không tạo kết tủa với dung dịch BaCl 2 , khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với  dung dịch HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất này là

  • A.
    NH 4 HSO 3 .
  • B.
    Na 2 SO 3 .
  • C.
    NH 4 HCO 3 .
  • D.
    (NH 4 ) 2 CO 3 .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

- X+ NaOH sinh ra khí có mùi khai → cation là NH 4 +

- Dung dịch X không tạo kết tủa với dung dịch BaCl 2 → gốc axit không thể là SO 4 2− ,CO 3 2− ,SO 3 2−

- Dung dịch X + HCl sinh ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím → anion là HSO 3 .

→ X là NH 4 HSO 3 .

Câu 7 :

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH 3 đóng vai trò là một chất oxi hóa?

  • A.
    2NH 3 + H 2 O 2 + MnSO 4 → MnO 2 + (NH 4 ) 2 SO 4 .
  • B.
    2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6HCl.
  • C.
    4NH 3 + 5O 2 →   4NO+ 6H 2 O.
  • D.
    2NH 3 + 2Na  →   2NaNO 3 + H 2 .

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Câu 8 :

Để tách riêng NH 3 ra khỏi hỗn hợp gồm N 2 , H 2 , NH 3 trong công nghiệp, người ta đã:

  • A.
    Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
  • B.
    Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
  • C.
    Nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH 3 .
  • D.
    Cho hỗn hợp qua dung dịch H 2 SO 4 đặc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất vật lý của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

Ammonia dễ hóa lỏng, hóa lỏng ở -33,3℃.

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây về NH 3 là đủ nhất?

  • A.
    NH 3 là một base.
  • B.
    NH 3 là một chất khử.
  • C.
    NH 3 vừa có tính khử của một chất khử vừa có tính chất của một base.
  • D.
    NH 3 chỉ có tính base và tính khử mà không thể hiện tính oxi hóa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử ammonia, nguyên tử nitrogen có số oxi là -3 (số oxi hóa thấp nhất của nitrogen) nên ammonia chỉ thể hiện tính khử.

Câu 10 :

NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào trong các phản ứng hóa học sau?

  • A.

    2NH 3 + H 2 O--> NH 4 + + OH - .

  • B.
    3NH 3 + AlCl 3 + 3H 2 O → Al(OH) 3 + 3NH 4 Cl.
  • C.
    2NH 3 + 3CuO   →   N 2 + 3Cu + 3H 2 O.
  • D.
    NH 3 + HCl →   NH 4 Cl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

NH 3 thể hiện tính khử trong phản ứng:

\(2\mathop N\limits^{ - 3} {H_3}\; + {\rm{ }}3CuO\;{\rm{ }}\; \to \;{\rm{ }}\;{\mathop N\limits^0 _2} + {\rm{ }}3Cu{\rm{ }} + {\rm{ }}3{H_2}O\)

Câu 11 :

Cho cân bằng hóa học: \({N_{2(k)}} + 3{H_{2(k)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_{3(k)}}\) ∆H = -92 kJ. Khi giảm thể tích của hỗn hợp ở trạng thái cân bằng khi nhiệt độ không đổi thì cân bằng sẽ chuyển dịch:

  • A.
    Theo chiều phản ứng nghịch.
  • B.
    Theo chiều phản ứng thuận.
  • C.
    Không làm chuyển dịch cân bằng.
  • D.
    Tùy theo mức độ giảm thể tích mà cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận hay chiều nghịch.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

Lời giải chi tiết :

Khi giảm thể tích hỗn hợp => áp suất hỗn hợp tăng => cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí (chiều thuận).

Câu 12 :

Phải dùng bao nhiêu lít khí Nitrogen và bao nhiêu lít khí Hydrogen để điều chế 17,0 gam NH 3 ? Biết răng hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 là 20%. Các thể tích khí được đo ở đktc.

  • A.
    11,2 lít N 2 và 33,6 lít H 2 .
  • B.
    11,2 lít N 2 và 168 lít H 2 .
  • C.
    56 lít N 2 và 168 lít H 2 .
  • D.

    33,6 lít N 2 và 11,2 lít H 2 .

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sản xuất Ammonia.

Lời giải chi tiết :

n NH3 = \(\frac{{17}}{{17}}\) = 1 mol

H = 20% => V H2 = \(\frac{{1,5.22,4.100}}{{20}}\) = 168 (lít)

V N2 = \(\frac{{0,5.22,4.100}}{{20}}\)= 56 (lít)

Câu 13 :

Trong phân tử NH 3 chứa liên kết?

  • A.
    Liên kết cho nhận.
  • B.
    Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
  • C.
    Liên kết cộng hóa trị phân cực.
  • D.
    Liên kết Ion.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử ammonia, liên kết N-H phân cực, cặp electron dùng chung lệch về nguyên tử nitrogen làm cho nguyên tử hydrogen mang một phần điện tích dương.

Câu 14 :

Cho hỗn hợp N 2 và H 2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitrogen đã phản ứng là 15%. Thành phần phần trăm về số mol của N 2 và H 2 trong hỗn hợp đầu?

  • A.
    20% và 80%.
  • B.
    16,67 và 83,33%.
  • C.
    25% và 75%.
  • D.
    40% và 60%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sản xuất Ammonia.

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol ban đầu của N 2 và H 2 lần lượt là x; y.

\(\frac{{{P_t}}}{{{P_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\)=> \(\frac{{{P_t}}}{{0,95{P_t}}} = \frac{{x + y}}{{0,7x + y}}\) => 0,7x + y = 0,95(x + y)

=>y = 5x

%n N2 = \(\frac{x}{{x + y}}.100\%  = \frac{x}{{x + 5x}}.100\% \)= 16,67%

%n H2 = 100% - 16,67% = 83,33%

Câu 15 :

Bình cầu chứa đầy khí ammonia khô, được úp ngược lên một chậu chứa dung dịch HCl loãng pha dung dịch quỳ có màu hồng. Nước phun lên trong bình cầu và dung dịch trong bình cầu chuyển thành màu xanh. Hiện tượng này xảy ra vì?

  • A.
    Acid đã phản ứng với ammonia, làm quỳ đổi màu từ hồng sang xanh.
  • B.
    Ammonia là acid yếu, làm quỳ chuyển màu xanh.
  • C.
    Ammonia có tính base, tan trong nước nên áp suất giảm, nhờ đó nước có thể phun lên.
  • D.
    Acid đã phản ứng khí ammonia trong bình nên áp suất giảm, nhờ đó nước có thể phun lên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Ammonia.

Lời giải chi tiết :

Ban đầu trong bình chứa đầy khí NH3 khô nên không có sự chênh lệch áp suất nên nước không phun được vào bình

Ammonia có tính base vì vậy phản ứng được với acid tạo muối dạng dung dịch nên làm giảm khí -> giảm áp suất trong bình

PTHH: HCl + NH 3 -> NH 4 Cl

Do vậy áp suất trong bình giảm, nhờ đó nước có thể phun lên

Câu 16 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Ammonia lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị.
  2. Để làm khô khí NH 3 có lẫn hơi nước, cho khí NH 3 đi qua bình đựng dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc.
  3. Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH 3 , quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
  4. Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
Số phát biểu đúng là:
  • A.
    2.
  • B.
    1.
  • C.
    4.
  • D.
    3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Ammonia và Nitrogen.

Lời giải chi tiết :

Ammonia có tính base => làm quỳ chuyển màu xanh và không thể làm khô bằng dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc.

H 2 SO 4 + 2NH 3 -> (NH 4 ) 2 SO 4

Câu 17 :

Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi đã hóa lỏng NH3, hydrogen và nitrogen sẽ:

  • A.
    Qua ống dẫn khí thải được loại bổ
  • B.
    Đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng
  • C.
    Tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp
  • D.
    Hygrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về quy trình Haber để tổng hợp ammonia

Lời giải chi tiết :

Tại thời điểm cân bằng nồng độ ammonia, nitrigen, hydrogen trong buồng phản ứng không đổi. Hỗn hợp khí này được dẫn qua hệ thống làm lạnh để hóa lỏng ammonia, còn hỗn hợp nitrogen và hydrogen được tái sử dụng bằng cách đưa trở lại buồng phản ứng.

Câu 18 :

Phương trình phân ly của NH3 trong nước nào sau đây đúng:

  • A.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_3}O{H^ - }(aq) + {H^ + }(aq)\)
  • B.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_2}^ - (aq) + {H_3}{O^ + }(aq)\)
  • C.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ + (aq) + O{H^ - }(aq)\)
  • D.
    \(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}OH(l)\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình phân li của NH3 trong nước

Lời giải chi tiết :

\(N{H_3}(aq) + {H_2}O(l) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ + (aq) + O{H^ - }(aq)\)

Câu 19 :

Tính base của NH 3 do:

  • A.
    Trên N còn cặp electron tự do
  • B.
    Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C.
    NH 3 tan được nhiều trong nước
  • D.
    NH 3 tác dụng với nước tạo NH 4 OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức thuyết Bronsted – Lowy về acid và base

Lời giải chi tiết :

Theo thuyết Bronsted – Lowy về base là chất có khả năng nhận proton H + , tức là phân tử NH 3 còn cặp electron tự do để nhận proton H + thể hiện tính base.

Câu 20 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ammonia?

  • A.
    Trong công nghiệp, ammoina thường được sử dụng với vai trò chất làm lạnh (chất sinh hàn)
  • B.
    Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm rất hiệu quả
  • C.
    Phần lớn ammonia được dùng phản ứng với acid để sản xuất các loại phân đạm
  • D.

    Qúa trình tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là quá trình thuận nghịch nên không thể đạt hiệu suất 100%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ammonia

Lời giải chi tiết :

B sai do ammonia là nguyên liệu để sản xuất phân đạm.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm Bài 18: Ôn tập chương 4
Trắc nghiệm hóa 11 bài 1 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 2 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 3 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 4 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 5 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 6 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 7 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 8 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 9 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm hóa 11 bài 10 kết nối tri thức có đáp án