Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 1 cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 1. Số tự nhiên


Trắc nghiệm Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là

  • A.

    \(N\)

  • B.

    \({N^*}\)

  • C.

    \(\left\{ N \right\}\)

  • D.

    \(Z\)

Câu 2 :

Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là

  • A.

    \(2016\)

  • B.

    \(2017\)

  • C.

    \(2019\)

  • D.

    \(2020\)

Câu 3 :

Số tự nhiên nhỏ nhất là số

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3\)

Câu 4 :

Số liền trước số \(1000\) là

  • A.

    \(1002\)

  • B.

    \(990\)

  • C.

    \(1001\)

  • D.

    \(999\)

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \notin \mathbb{N}^*\)

  • B.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \in \mathbb{N}^*\)

  • C.

    Nếu \(x \notin \mathbb{N}^*\) thì \(x \notin \mathbb{N}\)

  • D.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}^*\) thì \(x \in \mathbb{N}\)

Câu 6 :

Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A.

    n nằm bên phải điểm 5 trên tia số

  • B.

    n nằm bên trái điểm 2 trên tia số

  • C.

    n nằm bên phải điểm 2 trên tia số

  • D.

    n nằm bên phải điểm 5 và cách điểm 5 một đơn vị trên tia số.

Câu 7 :

Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.

  • A.

    \(a = 21,b = 19\)

  • B.

    \(a = 19,b = 21\)

  • C.

    \(a = 13,b = 15\)

  • D.

    \(a = 15,b = 13\)

Câu 8 :

\(\overline {a001} \left( {a \ne 0} \right)\) bằng

  • A.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • B.

    \(\overline {a001}  = 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • C.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 1 \times 100\)

  • D.

    \(\overline {a001}  = a + 0 + 0 + 1\)

Câu 9 :

Viết số 24 bằng số La Mã

  • A.

    XXIIII

  • B.

    XXIX

  • C.

    XXIV

  • D.

    XIV

Câu 10 :

Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

  • A.

    26

  • B.

    16

  • C.

    14

  • D.

    24

Câu 11 :

Năm 2000 là thế kỉ bao nhiêu?

  • A.

    XX

  • B.

    XIX

  • C.

    XXI

  • D.

    XXX

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là

  • A.

    \(N\)

  • B.

    \({N^*}\)

  • C.

    \(\left\{ N \right\}\)

  • D.

    \(Z\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tập hợp số tự nhiên kí hiệu là N.

Câu 2 :

Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là

  • A.

    \(2016\)

  • B.

    \(2017\)

  • C.

    \(2019\)

  • D.

    \(2020\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị nên số tự nhiên liền sau hơn số tự nhiên liền trước nó là \(1\) đơn vị.

Lời giải chi tiết :

Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là số \(2018 + 1 = 2019.\)

Câu 3 :

Số tự nhiên nhỏ nhất là số

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tập hợp số tự nhiên \(N = \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}\)

Nên số tự nhiên nhỏ nhất là số \(0.\)

Câu 4 :

Số liền trước số \(1000\) là

  • A.

    \(1002\)

  • B.

    \(990\)

  • C.

    \(1001\)

  • D.

    \(999\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị

+ Số tự nhiên liền trước số \(a\) là số $a - 1.$

Lời giải chi tiết :

Số tự nhiên liền trước số \(1000\) là số \(1000 - 1 = 999.\)

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \notin \mathbb{N}^*\)

  • B.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \in \mathbb{N}^*\)

  • C.

    Nếu \(x \notin \mathbb{N}^*\) thì \(x \notin \mathbb{N}\)

  • D.

    Nếu \(x \in \mathbb{N}^*\) thì \(x \in \mathbb{N}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\(\mathbb{N}^*\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

\(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên khác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A sai vì:  1 thuộc \(\mathbb{N}\) và cũng thuộc \(\mathbb{N}^*\) .

Đáp án B sai vì: 0 thuộc \(\mathbb{N}\) nhưng không thuộc \(\mathbb{N}^*\)

Đáp án C sai vì: 0 không thuộc \(\mathbb{N}^*\) nhưng 0 thuộc \(\mathbb{N}\) .

Đáp án D đúng vì: \(x \in \mathbb{N}^*\) có nghĩa là x là số tự nhiên khác 0, khi đó x là số tự nhiên, hay x thuộc \(\mathbb{N}\) .

Câu 6 :

Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A.

    n nằm bên phải điểm 5 trên tia số

  • B.

    n nằm bên trái điểm 2 trên tia số

  • C.

    n nằm bên phải điểm 2 trên tia số

  • D.

    n nằm bên phải điểm 5 và cách điểm 5 một đơn vị trên tia số.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vẽ tia số.

+ Số tự nhiên lớn hơn thì nằm bên phải, nhỏ hơn thì nằm bên trái.

Lời giải chi tiết :

n là một số tự nhiên lớn hơn 2  nên n nằm bên phải điểm 2 => B sai, C đúng

n là một số tự nhiên nhỏ hơn 5 nên n nằm bên trái điểm 2 =>A,D sai.

Câu 7 :

Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.

  • A.

    \(a = 21,b = 19\)

  • B.

    \(a = 19,b = 21\)

  • C.

    \(a = 13,b = 15\)

  • D.

    \(a = 15,b = 13\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các số lẻ liên tiếp cách nhau 2 đơn vị

b là số lẻ liền sau 17, a là số lẻ liền sau b.

Lời giải chi tiết :

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần nên các số đó lần lượt là 17, 19, 21.

Vậy \(a = 21,b = 19\)

Câu 8 :

\(\overline {a001} \left( {a \ne 0} \right)\) bằng

  • A.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • B.

    \(\overline {a001}  = 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • C.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 1 \times 100\)

  • D.

    \(\overline {a001}  = a + 0 + 0 + 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định hàng của từng chữ số trong mỗi số.

- Chữ số hàng đơn vị ta giữ nguyên

- Chữ số hàng chục nhân với 10.

- Chữ số hàng trăm nhân với 100.

- Chữ số hàng nghìn nhân với 1000.

Lời giải chi tiết :

Số a là chữ số hàng nghìn nên ta nhân với 1000.

Hai số 0 lần lượt là hàng trăm (nhân với 100) và hàng chục (nhân với 10).

Số 1 là chữ số hàng đơn vị (nhân với 1).

\(\overline {a001}  = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\).

Câu 9 :

Viết số 24 bằng số La Mã

  • A.

    XXIIII

  • B.

    XXIX

  • C.

    XXIV

  • D.

    XIV

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Số từ 21 đến 30 ta viết chữ XX trước.

- Nếu hàng đơn vị là các số từ 1 đến 9 thì ghép chữ số La Mã tương ứng với nó như trong bảng vào.

Lời giải chi tiết :

Chữ số 4 là IV

Ta thêm XX vào bên trái số IV thì được số 24: XXIV

Câu 10 :

Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

  • A.

    26

  • B.

    16

  • C.

    14

  • D.

    24

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bên trái của số La Mã có hai chữ số XX liên tiếp thì đó là số từ 20 đến 29.

- Các chữ số sau XX là một trong các số từ 1 đến 9 như trong bảng sau:

Lời giải chi tiết :

X có giá trị bằng 10

IV có giá trị bằng 4 nên số XXIV biểu diễn số 10+10+4=24

Câu 11 :

Năm 2000 là thế kỉ bao nhiêu?

  • A.

    XX

  • B.

    XIX

  • C.

    XXI

  • D.

    XXX

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cứ 100 năm là 1 thế kỉ.

Thế kỉ I bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 100.

Lời giải chi tiết :

Năm cuối cùng của thế kỉ XX là 2000.

Năm 2000 là thế kỉ XX.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 6 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 (tiếp) chương 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 (tiếp) chương 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 1 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 3 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 chương 6 cánh diều có đáp án