Trắc nghiệm toán 6 bài 26 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 6: Phân số


Trắc nghiệm Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số Toán 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:

  • A.

    Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

  • B.

    Phân số nào nhân với $1$ cũng bằng chính nó.

  • C.

    Phân số nào nhân với $0$ cũng bằng $0$

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 2 :

Tính: \(\dfrac{5}{8}\; \cdot \dfrac{{ - 3}}{4}\)

  • A.

    \(\dfrac{{ - 1}}{{16}}\)

  • B.

    \( - 2\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 15}}{{32}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 5}}{{32}}\)

Câu 3 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \({\left( {\dfrac{{ - 7}}{6}} \right)^2} = \dfrac{{ - 49}}{{36}}\)

  • B.

    \({\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^3} = \dfrac{8}{9}\)

  • C.

    \({\left( {\dfrac{2}{{ - 3}}} \right)^3} = \dfrac{8}{{ - 27}}\)

  • D.

    \({\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^4} = \dfrac{{ - 16}}{{81}}\)

Câu 4 :

Kết quả của phép tính \(\left( { - 2} \right).\dfrac{3}{8}\) là

  • A.

    $\dfrac{{ - 16}}{8}$

  • B.

    \(\dfrac{{ - 13}}{8}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 6}}{{16}}\)

  • D.

    \( - \dfrac{3}{4}\)

Câu 5 :

Tính \(\dfrac{9}{{14}} \cdot \dfrac{{ - 5}}{8} \cdot \dfrac{{14}}{9}\)

  • A.

    \(\dfrac{{ - 15}}{{28}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 9}}{{28}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 7}}{8}\)

Câu 6 :

Tìm \(x\) biết \(x:\left( { - \dfrac{2}{5}} \right) = \dfrac{3}{{54}}\)

  • A.

    $x=\dfrac{{ - 1}}{{27}}$

  • B.

    \(x=\dfrac{{ - 1}}{{18}}\)

  • C.

    \(x=\dfrac{{ - 1}}{9}\)

  • D.

    \(x=\dfrac{{ - 1}}{{45}}\)

Câu 7 :

Tính giá trị biểu thức  $A = \left( {\dfrac{{11}}{4}.\dfrac{{ - 5}}{9} - \dfrac{4}{9}.\dfrac{{11}}{4}} \right).\dfrac{8}{{33}}$

  • A.

    $A =  - \dfrac{2}{3}$

  • B.

    $A = \dfrac{2}{3}$

  • C.

    $A =  - \dfrac{3}{2}$

  • D.

    $A = \dfrac{3}{2}$

Câu 8 :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\dfrac{5}{6}\) là

  • A.

    $ - \dfrac{5}{6}$

  • B.

    \(\dfrac{6}{5}\)

  • C.

    \( - \dfrac{6}{5}\)

  • D.

    \(1\)

Câu 9 :

Tính diện tích một hình tam giác biết hai cạnh góc vuông của tam giác đó lần lượt là \(\dfrac{5}{3}\)cm và \(\dfrac{7}{4}\)cm?

  • A.

    \(\dfrac{{33}}{{24}}\,c{m^2}\)

  • B.

    \(\dfrac{{35}}{{12}}c{m^2}\)

  • C.

    \(\dfrac{{35}}{{24}}\,c{m^2}\)

  • D.

    \(\dfrac{{33}}{{12}}\,c{m^2}\)

Câu 10 :

Điền số thích hợp vào ô trống

Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -32 m. Độ cao của đáy sông Sài Gòn bằng \(\dfrac{5}{8}\) ở độ cao của đáy vịnh Cam Ranh. Vậy độ cao của đáy sông Sài Gòn là

mét

Câu 11 :

Điền số thích hợp vào ô trống

Chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái Đất với chiều dài chỉ khoảng 5 cm. Chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là thành viên lớn nhất của gia đình chim ruồi trên thế giới, nó dài gấp \(\dfrac{{33}}{8}\) lần chim ruồi ong. Chiều dài của chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là

cm

Câu 12 :

Tính \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{1}{2}\) bằng

  • A.

    $3$

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{3}\)

  • D.

    \(\dfrac{4}{3}\)

Câu 13 :

Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{13}}{{25}}:x = \dfrac{5}{{26}}\).

  • A.

    $\dfrac{2}{5}$

  • B.

    \(\dfrac{{338}}{{125}}\)

  • C.

    \(\dfrac{5}{2}\)

  • D.

    \(\dfrac{{125}}{{338}}\)

Câu 14 :

Tính giá trị của biểu thức.

\(\left( {\dfrac{{ - 2}}{{ - 5}}:\dfrac{3}{{ - 4}}} \right).\dfrac{4}{5}\)

  • A.

    \(\dfrac{{75}}{{32}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{32}}{{75}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 32}}{{75}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 75}}{{32}}\)

Câu 15 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một ô tô chạy hết \(\dfrac{3}{4}\) giờ trên một đoạn đường với vận tốc trung bình 40km/h.

Người lái xe muốn thời gian chạy hết đoạn đường đó chỉ \(\dfrac{1}{2}\) giờ thì ô tô phải chạy với vận tốc trung bình là:

\(km/h\)

Câu 16 :

Tính \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{7}{{12}}:\dfrac{4}{{18}}\)

  • A.

    $\dfrac{7}{{18}}$

  • B.

    \(\dfrac{9}{{14}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{36}}{7}\)

  • D.

    \(\dfrac{{18}}{7}\)

Câu 17 :

Rút gọn \(N = \dfrac{{\dfrac{4}{{17}} - \dfrac{4}{{49}} - \dfrac{4}{{131}}}}{{\dfrac{3}{{17}} - \dfrac{3}{{49}} - \dfrac{3}{{131}}}}\)  ta được

  • A.

    $\dfrac{4}{3}$

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(0\)

  • D.

    \( - \dfrac{4}{3}\)

Câu 18 :

Một hình chữ nhật có diện tích là \(\dfrac{8}{{15}}\,\left( {c{m^2}} \right)\), chiều dài là \(\dfrac{4}{3}\,\left( {cm} \right)\). Tính chu vi hình chữ nhật đó.

  • A.

    \(\dfrac{{52}}{5}\left( {cm} \right)\)

  • B.

    \(\dfrac{{26}}{{15}}\left( {cm} \right)\)

  • C.

    \(\dfrac{{52}}{{15}}\left( {cm} \right)\)

  • D.

    \(\dfrac{{52}}{{15}}\left( {c{m^2}} \right)\)

Câu 19 :

Điền số thích hợp vào ô trống

Bạn Hoà đã đọc hết một cuốn truyện dày 80 trang trong ba ngày. Biết ngày thứ nhất bạn Hoà đọc được \(\dfrac{3}{8}\) số trang cuốn truyện, ngày thứ hai đọc được \(\dfrac{2}{5}\) số trang cuốn truyện. Số trang bạn Hoà đã đọc được trong ngày thứ ba là

trang

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:

  • A.

    Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

  • B.

    Phân số nào nhân với $1$ cũng bằng chính nó.

  • C.

    Phân số nào nhân với $0$ cũng bằng $0$

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn nhân  hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Phân số nào nhân với $1$ cũng bằng chính nó.

Phân số nào nhân với $0$ cũng bằng $0$

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 2 :

Tính: \(\dfrac{5}{8}\; \cdot \dfrac{{ - 3}}{4}\)

  • A.

    \(\dfrac{{ - 1}}{{16}}\)

  • B.

    \( - 2\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 15}}{{32}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 5}}{{32}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Lời giải chi tiết :

\(\dfrac{5}{8}\; \cdot \dfrac{{ - 3}}{4} = \dfrac{{5.\left( { - 3} \right)}}{{8.4}} = \dfrac{{ - 15}}{{32}}\)

Câu 3 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \({\left( {\dfrac{{ - 7}}{6}} \right)^2} = \dfrac{{ - 49}}{{36}}\)

  • B.

    \({\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^3} = \dfrac{8}{9}\)

  • C.

    \({\left( {\dfrac{2}{{ - 3}}} \right)^3} = \dfrac{8}{{ - 27}}\)

  • D.

    \({\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^4} = \dfrac{{ - 16}}{{81}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính ở mỗi đáp án rồi kết luận đáp án đúng.

Sử dụng nhận xét lũy thừa của một phân số:

Với \(n \in N\) thì \({\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n} = \underbrace {\dfrac{a}{b}.\dfrac{a}{b}...\dfrac{a}{b}}_{n\,\,{\rm{thừa}}\,{\rm{số}}} = \dfrac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \({\left( {\dfrac{{ - 7}}{6}} \right)^2} = \dfrac{{{{\left( { - 7} \right)}^2}}}{{{6^2}}} = \dfrac{{49}}{{36}} \ne \dfrac{{ - 49}}{{36}}\) nên A sai.

Đáp án B: \({\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^3} = \dfrac{{{2^3}}}{{{3^3}}} = \dfrac{8}{{27}} \ne \dfrac{8}{9}\) nên B sai.

Đáp án C: \({\left( {\dfrac{2}{{ - 3}}} \right)^3} = \dfrac{{{2^3}}}{{{{\left( { - 3} \right)}^3}}} = \dfrac{8}{{ - 27}}\)  nên C đúng.

Đáp án D: \({\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^4} = \dfrac{{{{\left( { - 2} \right)}^4}}}{{{3^4}}} = \dfrac{{16}}{{81}} \ne \dfrac{{ - 16}}{{81}}\) nên D sai.

Câu 4 :

Kết quả của phép tính \(\left( { - 2} \right).\dfrac{3}{8}\) là

  • A.

    $\dfrac{{ - 16}}{8}$

  • B.

    \(\dfrac{{ - 13}}{8}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 6}}{{16}}\)

  • D.

    \( - \dfrac{3}{4}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc một phân số với một số nguyên), ta nhân số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu:  \(a.\dfrac{b}{c} = \dfrac{{a.b}}{c}\)

Chú ý rút gọn kết quả thu được.

Lời giải chi tiết :

\(\left( { - 2} \right).\dfrac{3}{8} = \dfrac{{\left( { - 2} \right).3}}{8} = \dfrac{{ - 6}}{8} = \dfrac{{ - 3}}{4}\)

Câu 5 :

Tính \(\dfrac{9}{{14}} \cdot \dfrac{{ - 5}}{8} \cdot \dfrac{{14}}{9}\)

  • A.

    \(\dfrac{{ - 15}}{{28}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 9}}{{28}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 7}}{8}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân phân số để tính nhanh.

+) Công thức tính nhanh: \(\dfrac{a}{b}.\dfrac{b}{a} = 1.\)

Lời giải chi tiết :

\(\dfrac{9}{{14}} \cdot \dfrac{{ - 5}}{8} \cdot \dfrac{{14}}{9} = \left( {\dfrac{9}{{14}} \cdot \dfrac{{14}}{9}} \right) \cdot \dfrac{{ - 5}}{8} = 1.\dfrac{{ - 5}}{8} = \dfrac{{ - 5}}{8}.\)

Câu 6 :

Tìm \(x\) biết \(x:\left( { - \dfrac{2}{5}} \right) = \dfrac{3}{{54}}\)

  • A.

    $x=\dfrac{{ - 1}}{{27}}$

  • B.

    \(x=\dfrac{{ - 1}}{{18}}\)

  • C.

    \(x=\dfrac{{ - 1}}{9}\)

  • D.

    \(x=\dfrac{{ - 1}}{{45}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}x:\left( { - \dfrac{2}{5}} \right) = \dfrac{3}{{54}}\\x = \dfrac{3}{{54}}.\left( { - \dfrac{2}{5}} \right)\\x = \dfrac{1}{{18}}.\dfrac{{ - 2}}{5}\\x = \dfrac{{ - 1}}{{45}}\end{array}\)

Câu 7 :

Tính giá trị biểu thức  $A = \left( {\dfrac{{11}}{4}.\dfrac{{ - 5}}{9} - \dfrac{4}{9}.\dfrac{{11}}{4}} \right).\dfrac{8}{{33}}$

  • A.

    $A =  - \dfrac{2}{3}$

  • B.

    $A = \dfrac{2}{3}$

  • C.

    $A =  - \dfrac{3}{2}$

  • D.

    $A = \dfrac{3}{2}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ $ab - ac = a\left( {b - c} \right)$

+ Thực hiện phép nhân hai phân số rồi rút gọn kết quả thu được.

Lời giải chi tiết :

Ta có $A = \left( {\dfrac{{11}}{4}.\dfrac{{ - 5}}{9} - \dfrac{4}{9}.\dfrac{{11}}{4}} \right).\dfrac{8}{{33}}$ $ = \dfrac{{11}}{4}.\left( {\dfrac{{ - 5}}{9} - \dfrac{4}{9}} \right).\dfrac{8}{{33}} = \dfrac{{11}}{4}.\dfrac{{ - 9}}{9}.\dfrac{8}{{33}}$ $ = \dfrac{{ - 11}}{4}.\dfrac{8}{{33}} = \dfrac{{ - 2}}{3}$

Câu 8 :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\dfrac{5}{6}\) là

  • A.

    $ - \dfrac{5}{6}$

  • B.

    \(\dfrac{6}{5}\)

  • C.

    \( - \dfrac{6}{5}\)

  • D.

    \(1\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Phân số nghịch đảo của \(\dfrac{a}{b}\) là \(\dfrac{b}{a}\)

Lời giải chi tiết :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\dfrac{5}{6}\) là \(\dfrac{6}{5}\)

Câu 9 :

Tính diện tích một hình tam giác biết hai cạnh góc vuông của tam giác đó lần lượt là \(\dfrac{5}{3}\)cm và \(\dfrac{7}{4}\)cm?

  • A.

    \(\dfrac{{33}}{{24}}\,c{m^2}\)

  • B.

    \(\dfrac{{35}}{{12}}c{m^2}\)

  • C.

    \(\dfrac{{35}}{{24}}\,c{m^2}\)

  • D.

    \(\dfrac{{33}}{{12}}\,c{m^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức xác định diện tích tam giác vuông: \(S = \dfrac{1}{2}a.b\) với \(a,b\) là hai cạnh góc vuông của tam giác vuông đó.

Lời giải chi tiết :

Diện tích hình tam giác đó là: \(S = \dfrac{1}{2}.\dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{4} = \dfrac{{1.5.7}}{{2.3.4}} = \dfrac{{35}}{{24}}\,c{m^2}\)

Câu 10 :

Điền số thích hợp vào ô trống

Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -32 m. Độ cao của đáy sông Sài Gòn bằng \(\dfrac{5}{8}\) ở độ cao của đáy vịnh Cam Ranh. Vậy độ cao của đáy sông Sài Gòn là

mét

Đáp án

Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -32 m. Độ cao của đáy sông Sài Gòn bằng \(\dfrac{5}{8}\) ở độ cao của đáy vịnh Cam Ranh. Vậy độ cao của đáy sông Sài Gòn là

mét

Phương pháp giải :

Độ cao của đáy sông Sài Gòn = Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh . \(\dfrac{5}{8}\)

Lời giải chi tiết :

Độ cao của đáy sông Sài Gòn là:

\( - 32.\dfrac{5}{8} = \dfrac{{ - 32.5}}{8} = - 20\) (mét)

Câu 11 :

Điền số thích hợp vào ô trống

Chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái Đất với chiều dài chỉ khoảng 5 cm. Chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là thành viên lớn nhất của gia đình chim ruồi trên thế giới, nó dài gấp \(\dfrac{{33}}{8}\) lần chim ruồi ong. Chiều dài của chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là

cm

Đáp án

Chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái Đất với chiều dài chỉ khoảng 5 cm. Chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là thành viên lớn nhất của gia đình chim ruồi trên thế giới, nó dài gấp \(\dfrac{{33}}{8}\) lần chim ruồi ong. Chiều dài của chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là

cm

Phương pháp giải :

Chiều dài của chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ = \(\dfrac{{33}}{8}\). Chiều dài của chim ruồi ong.

Lời giải chi tiết :

Chim ruồi ong hiện có chiều dài khoảng 5 cm.

Chim ruồi "khổng lồ" ở Nam Mỹ dài gấp \(\dfrac{{33}}{8}\) lần chim ruồi ong.

Chiều dài của chim ruồi "khổng lồ" ở Nam Mỹ là:

\(\dfrac{{33}}{8}.5 = \dfrac{{33.5}}{8} = \dfrac{{165}}{8} = 20,625\)(cm).

Câu 12 :

Tính \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{1}{2}\) bằng

  • A.

    $3$

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{3}\)

  • D.

    \(\dfrac{4}{3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muốn chia hai phân số ta nhân phân số thứ nhất với nghịch đảo của phân số thứ hai.

Lời giải chi tiết :

\(\dfrac{2}{3}:\dfrac{1}{2} = \dfrac{2}{3}.\dfrac{2}{1} = \dfrac{4}{3}\)

Câu 13 :

Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{13}}{{25}}:x = \dfrac{5}{{26}}\).

  • A.

    $\dfrac{2}{5}$

  • B.

    \(\dfrac{{338}}{{125}}\)

  • C.

    \(\dfrac{5}{2}\)

  • D.

    \(\dfrac{{125}}{{338}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định được rằng \(x\) là số chia nên ta tìm \(x\) bằng cách lấy số bị chia chia cho thương.

Sử dụng qui tắc chia hai phân số để tìm ra kết quả.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\dfrac{{13}}{{25}}:x = \dfrac{5}{{26}}\\x = \dfrac{{13}}{{25}}:\dfrac{5}{{26}}\\x = \dfrac{{13}}{{25}}.\dfrac{{26}}{5}\\x = \dfrac{{338}}{{125}}\end{array}\)

Câu 14 :

Tính giá trị của biểu thức.

\(\left( {\dfrac{{ - 2}}{{ - 5}}:\dfrac{3}{{ - 4}}} \right).\dfrac{4}{5}\)

  • A.

    \(\dfrac{{75}}{{32}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{32}}{{75}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 32}}{{75}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 75}}{{32}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo thứ tự trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\left( {\dfrac{{ - 2}}{{ - 5}}:\dfrac{3}{{ - 4}}} \right).\dfrac{4}{5} = \left( {\dfrac{2}{5}.\dfrac{{ - 4}}{3}} \right).\dfrac{4}{5}\\ = \dfrac{{ - 8}}{{15}}.\dfrac{4}{5} = \dfrac{{ - 32}}{{75}}\end{array}\)

Câu 15 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một ô tô chạy hết \(\dfrac{3}{4}\) giờ trên một đoạn đường với vận tốc trung bình 40km/h.

Người lái xe muốn thời gian chạy hết đoạn đường đó chỉ \(\dfrac{1}{2}\) giờ thì ô tô phải chạy với vận tốc trung bình là:

\(km/h\)

Đáp án

Một ô tô chạy hết \(\dfrac{3}{4}\) giờ trên một đoạn đường với vận tốc trung bình 40km/h.

Người lái xe muốn thời gian chạy hết đoạn đường đó chỉ \(\dfrac{1}{2}\) giờ thì ô tô phải chạy với vận tốc trung bình là:

\(km/h\)

Phương pháp giải :

Công thức tính độ dài quãng đường: \(S = {v_{tb}}.t\)

Công thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = s:t\)

Lời giải chi tiết :

Quãng đường ô tô đi được là: \(S = {v_{tb}}.t = 40.\dfrac{3}{4} = 30\,(km)\)

Người lái xe muốn thời gian chạy hết đoạn đường đó chỉ \(\dfrac{1}{2}\) giờ thì ô tô phải chạy với vận tốc trung bình là: \({v_{tb}} = s:t = 30:\dfrac{1}{2} = 60\,\,\left( {km/h} \right)\)

Câu 16 :

Tính \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{7}{{12}}:\dfrac{4}{{18}}\)

  • A.

    $\dfrac{7}{{18}}$

  • B.

    \(\dfrac{9}{{14}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{36}}{7}\)

  • D.

    \(\dfrac{{18}}{7}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong biểu thức chỉ chứa nhân, chia, ta thực hiện từ trái qua phải.

Chú ý: Muốn chia hai phân số, ta thực hiện nhân phân số thứ nhất với nghịch đảo của phân số thứ hai.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{3}:\dfrac{7}{{12}}:\dfrac{4}{{18}}\\ = \left( {\dfrac{2}{3}:\dfrac{7}{{12}}} \right):\dfrac{4}{{18}}\\ = \left( {\dfrac{2}{3}.\dfrac{{12}}{7}} \right):\dfrac{4}{{18}}\\ = \dfrac{8}{7}:\dfrac{4}{{18}}\\ = \dfrac{8}{7}.\dfrac{{18}}{4}\\ = \dfrac{{36}}{7}\end{array}\)

Câu 17 :

Rút gọn \(N = \dfrac{{\dfrac{4}{{17}} - \dfrac{4}{{49}} - \dfrac{4}{{131}}}}{{\dfrac{3}{{17}} - \dfrac{3}{{49}} - \dfrac{3}{{131}}}}\)  ta được

  • A.

    $\dfrac{4}{3}$

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(0\)

  • D.

    \( - \dfrac{4}{3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biến đổi tử và mẫu của \(N\) về dạng tích, rút gọn các thừa số chung của cả tử và mẫu rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

\(N = \dfrac{{\dfrac{4}{{17}} - \dfrac{4}{{49}} - \dfrac{4}{{131}}}}{{\dfrac{3}{{17}} - \dfrac{3}{{49}} - \dfrac{3}{{131}}}}\)\( = \dfrac{{4.\dfrac{1}{{17}} - 4.\dfrac{1}{{49}} - 4.\dfrac{1}{{131}}}}{{3.\dfrac{1}{{17}} - 3.\dfrac{1}{{49}} - 3.\dfrac{1}{{131}}}}\) \( = \dfrac{{4.\left( {\dfrac{1}{{17}} - \dfrac{1}{{49}} - \dfrac{1}{{131}}} \right)}}{{3.\left( {\dfrac{1}{{17}} - \dfrac{1}{{49}} - \dfrac{1}{{131}}} \right)}} = \dfrac{4}{3}\)

Câu 18 :

Một hình chữ nhật có diện tích là \(\dfrac{8}{{15}}\,\left( {c{m^2}} \right)\), chiều dài là \(\dfrac{4}{3}\,\left( {cm} \right)\). Tính chu vi hình chữ nhật đó.

  • A.

    \(\dfrac{{52}}{5}\left( {cm} \right)\)

  • B.

    \(\dfrac{{26}}{{15}}\left( {cm} \right)\)

  • C.

    \(\dfrac{{52}}{{15}}\left( {cm} \right)\)

  • D.

    \(\dfrac{{52}}{{15}}\left( {c{m^2}} \right)\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Tính chiều rộng hình chữ nhật bằng cách lấy diện tích chia cho chiều dài

+ Tính chu vi hình chữ nhật bằng cách lấy tổng chiều dài và chiều rộng tất cả nhân hai.

Lời giải chi tiết :

Chiều rộng hình chữ nhật là: \(\dfrac{8}{{15}}:\dfrac{4}{3} = \dfrac{2}{5}\left( {cm} \right)\)

Cho vi hình chữ nhật là: \(\left( {\dfrac{4}{3} + \dfrac{2}{5}} \right).2 = \dfrac{{52}}{{15}}\left( {cm} \right)\)

Câu 19 :

Điền số thích hợp vào ô trống

Bạn Hoà đã đọc hết một cuốn truyện dày 80 trang trong ba ngày. Biết ngày thứ nhất bạn Hoà đọc được \(\dfrac{3}{8}\) số trang cuốn truyện, ngày thứ hai đọc được \(\dfrac{2}{5}\) số trang cuốn truyện. Số trang bạn Hoà đã đọc được trong ngày thứ ba là

trang

Đáp án

Bạn Hoà đã đọc hết một cuốn truyện dày 80 trang trong ba ngày. Biết ngày thứ nhất bạn Hoà đọc được \(\dfrac{3}{8}\) số trang cuốn truyện, ngày thứ hai đọc được \(\dfrac{2}{5}\) số trang cuốn truyện. Số trang bạn Hoà đã đọc được trong ngày thứ ba là

trang

Phương pháp giải :

- Tính số trang bạn Hòa đọc được trong ngày thứ nhất = tổng số trang . \(\dfrac{3}{8}\)

- Tính số trang bạn Hòa đọc được trong ngày thứ hai = tổng số trang . \(\dfrac{2}{5}\)

=> Số trang bạn Hòa đọc được trong ngày thứ ba.

Lời giải chi tiết :

Số trang bạn Hòa đọc được trong ngày thứ nhất là: 80.\(\dfrac{3}{8}\) = 30 (trang)

Số trang bạn Hòa đọc được trong ngày thứ hai là: 80.\(\dfrac{2}{5}\) = 32 (trang)

Số trang bạn Hòa đọc được trong ngày thứ ba là: 80 - 32 - 30 = 18 trang


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 6 bài 22 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 23 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 24 (tiếp) kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 24 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 25 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 26 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 27 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 28 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 29 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 30 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 31 kết nối tri thức có đáp án