Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Nói giảm nói tránh + Nghĩa của từ kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn


Trắc nghiệm Lý thuyết Nói giảm nói tránh + Nghĩa của từ Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Nói giảm nói tránh là gì?

  • A.

    Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

  • B.

    Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

  • C.

    Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

  • D.

    Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 2 :

Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

  • A.

    Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

  • B.

    Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

  • C.

    Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D.

    Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 3 :

Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau:

Mười, hai mươi năm

Anh

không về

nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

Câu 4 :

Biện pháp nói giảm nói tránh sẽ phát huy trong những trường hợp nào?

Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu

Câu 5 :

Không nên sử dụng nói giảm nói tránh trong những tình huống nào?

Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi

Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

Khi cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Câu 6 :

Xác định câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B

Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời

Cày đồng đang buổi ban trưa / Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chữ viết của cậu chưa được tròn lắm, hãy cố gắng

Câu 7 :

Nghĩa của từ ngữ là gì?

  • A.

    Là nội dung mà từ biểu thị

  • B.

    Là từ được tạo thành có hơn hai tiếng

  • C.

    Là gọi tên sự vật/hiện tượng/ khái niệm này bằng tên của sự vật/ hiện tượng/ khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

  • D.

    Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên

Câu 8 :

Nối nội dung cột A với nội dung cột B để giải thích nghĩa của các từ ngữ sau:

Tổ tiên

Sính lễ

Hoảng hốt

Lẫm liệt

Chứng giám

Xem xét và làm chứng

Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt

Các thế hệ đi trước (cụ kị, ông cha…)

Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới

Hùng dũng, oai nghiêm

Câu 9 :

Sắp xếp các từ sau vào vị trí chính xác:

bờm
quần thần
học hỏi
giếng
ấm áp
biếu
1. ..... : cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo 2. ..... : đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một vài giống thú (ngựa, sư tử) 3. ..... : là cái hố được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra thường có hình tròn, bờ thành xây bằng gạch 4. ..... : các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua) 5. ..... : đem quà đến tặng người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình 6. ..... : tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức
Câu 10 :

Sắp xếp các từ sau đây vào vị trí phù hợp:

siêng năng
phu thê
lạc quan
tích cực
1. ..... : đồng nghĩa với vợ chồng 2. ..... : trái nghĩa với tiêu cực 3. ..... : đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù 4. ..... : trái nghĩa với bi quan

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nói giảm nói tránh là gì?

  • A.

    Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

  • B.

    Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

  • C.

    Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

  • D.

    Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh

Lời giải chi tiết :

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Câu 2 :

Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

  • A.

    Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

  • B.

    Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

  • C.

    Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D.

    Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 3 :

Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau:

Mười, hai mươi năm

Anh

không về

nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

Đáp án

Mười, hai mươi năm

Anh

không về

nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

Lời giải chi tiết :

Từ “không về” là cách nói giảm nói tránh cho việc người lính đã hi sinh, bỏ mạng trên chiến trường.

Câu 4 :

Biện pháp nói giảm nói tránh sẽ phát huy trong những trường hợp nào?

Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu

Đáp án

Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nói giảm nói tranh sẽ phát huy trong những trường hợp:

- Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

- Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu

Câu 5 :

Không nên sử dụng nói giảm nói tránh trong những tình huống nào?

Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi

Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

Khi cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Đáp án

Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi

Khi cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh

Lời giải chi tiết :

Không nên sử dụng nói giảm nói tránh trong những tình huống sau:

- Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi

- Khi cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản cuộc họp...

Câu 6 :

Xác định câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B

Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời

Cày đồng đang buổi ban trưa / Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chữ viết của cậu chưa được tròn lắm, hãy cố gắng

Đáp án

Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B

Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chữ viết của cậu chưa được tròn lắm, hãy cố gắng

Câu 7 :

Nghĩa của từ ngữ là gì?

  • A.

    Là nội dung mà từ biểu thị

  • B.

    Là từ được tạo thành có hơn hai tiếng

  • C.

    Là gọi tên sự vật/hiện tượng/ khái niệm này bằng tên của sự vật/ hiện tượng/ khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

  • D.

    Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về nghĩa của từ ngữ

Lời giải chi tiết :

Nghĩa của từ ngữ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ,…) mà từ biểu thị

Câu 8 :

Nối nội dung cột A với nội dung cột B để giải thích nghĩa của các từ ngữ sau:

Tổ tiên

Sính lễ

Hoảng hốt

Lẫm liệt

Chứng giám

Xem xét và làm chứng

Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt

Các thế hệ đi trước (cụ kị, ông cha…)

Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới

Hùng dũng, oai nghiêm

Đáp án

Tổ tiên

Các thế hệ đi trước (cụ kị, ông cha…)

Sính lễ

Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới

Hoảng hốt

Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt

Lẫm liệt

Hùng dũng, oai nghiêm

Chứng giám

Xem xét và làm chứng

Câu 9 :

Sắp xếp các từ sau vào vị trí chính xác:

bờm
quần thần
học hỏi
giếng
ấm áp
biếu
1. ..... : cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo 2. ..... : đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một vài giống thú (ngựa, sư tử) 3. ..... : là cái hố được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra thường có hình tròn, bờ thành xây bằng gạch 4. ..... : các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua) 5. ..... : đem quà đến tặng người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình 6. ..... : tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức
Đáp án
bờm
quần thần
học hỏi
giếng
ấm áp
biếu
1.
ấm áp
: cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo 2.
bờm
: đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một vài giống thú (ngựa, sư tử) 3.
giếng
: là cái hố được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra thường có hình tròn, bờ thành xây bằng gạch 4.
quần thần
: các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua) 5.
biếu
: đem quà đến tặng người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình 6.
học hỏi
: tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức
Câu 10 :

Sắp xếp các từ sau đây vào vị trí phù hợp:

siêng năng
phu thê
lạc quan
tích cực
1. ..... : đồng nghĩa với vợ chồng 2. ..... : trái nghĩa với tiêu cực 3. ..... : đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù 4. ..... : trái nghĩa với bi quan
Đáp án
siêng năng
phu thê
lạc quan
tích cực
1.
phu thê
: đồng nghĩa với vợ chồng 2.
tích cực
: trái nghĩa với tiêu cực 3.
siêng năng
: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù 4.
lạc quan
: trái nghĩa với bi quan

Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 7 dấu ngoặc đơn kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 luyện tập nghĩa của từ ngữ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết + luyện tập về Số từ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Ẩn dụ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Ngữ cảnh kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Nói giảm nói tránh + Nghĩa của từ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Phó từ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học) kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học kết nối tri thức có đáp án