Tuần 4: So sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên. Yến, tạ, tấn. Bàng đơn vị đo khối lượng. Giây, thế kỉ
Điền dấu >, <, = Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Bảng dưới đây cho biết số liệu điều tra dân số của một số nước vào năm 2017:
Bài 1
Điền dấu >, <, =
342 690 ☐ 342 700
7 000 292 ☐ 7 000 291
87 645 ☐ 80 000 + 7000 + 600 + 40 + 5
512 432 ☐ 500 000 + 10 000 + 2000 + 400 + 30 + 2
Phương pháp giải:
So sánh rồi điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
342 690 < 342 700
7 000 292 > 7 000 291
87 645 = 80 000 + 7000 + 600 + 40 + 5
512 432 = 500 000 + 10 000 + 2000 + 400 + 30 + 2
Bài 2
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Phương pháp giải:
Kiểm tra các nhận xét đã cho rồi điền Đ hoặc S vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Bảng dưới đây cho biết số liệu điều tra dân số của một số nước vào năm 2017:
Việt Nam |
Indonesia |
Thái Lan |
Lào |
95 414 640 người |
263 510 146 người |
68 297 547 người |
7 037 521 người |
a) Trong các nước đã nêu trên:
Nước có số dân nhiều nhất là: ……………………….…
Nước có số dân ít nhất là:……………………..…
b) Viết tên các nước có số dân theo thứ tự tăng dần:………………………………………………………………………………
Phương pháp giải:
a/ So sánh số dân của các nước rồi tìm quốc gia có số dân nhiều nhất và ít nhất.
b/ So sánh số dân của các nước đã cho rồi viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải chi tiết:
a) Trong các nước đã nêu trên:
Nước có số dân nhiều nhất là: Indonesia
Nước có số dân ít nhất là: Lào
Ta có: 7 037 521 < 68 297 547 < 95 414 640 < 263 510 146
b) Viết tên các nước có số dân theo thứ tự tăng dần: Lào, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia.
Bài 4
Tìm số tự nhiên x biết:
a) x < 5
b) x là số tròn trăm và 680 < x < 790.
Phương pháp giải:
a/ Liệt kê các số có giá trị bé hơn 5.
b/ Số tròn trăm là số có hàng chục và hàng đơn vị bằng 0.
Lời giải chi tiết:
a/ x < 5 : Giá trị của là 0; 1; 2; 3; 4.
b/ Giá trị của x là 700 vì 700 là số tròn trăm và 680 < 700 < 790.
Bài 5
Khoanh vào số đo khối lượng thích hợp dưới mỗi hình vẽ sau:
Phương pháp giải:
Tùy từng đồ vật, con vật to hay nhỏ mà em lựa chọn số liệu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Bài 6
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 yến = ……. kg 3 yến 2kg = ……. kg
6 yến = ……. kg 4 yến 3kg = ……. kg
b) 1 tạ = ……. Kg 5 tạ 25kg = ……. kg
8 tạ = ……. kg 2 tạ 4kg = ……. kg
c) 1 tấn = ……. kg 3 tấn 30kg = ……. kg
7 tấn = ……. kg 9 tấn 500kg = ……..kg
Phương pháp giải:
Đổi các số theo đơn vị yêu cầu. Chú ý:
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg.
Lời giải chi tiết:
a) 1 yến = 10kg 3 yến 2kg = 32kg
6 yến = 60kg 4 yến 3kg = 43kg
b) 1 tạ = 100kg 5 tạ 25kg = 525kg
8 tạ = 800kg 2 tạ 4kg = 204kg
c) 1 tấn = 1000kg 3 tấn 30kg = 3030kg
7 tấn = 7000kg 9 tấn 500kg = 8500kg
Bài 7
Bác Hùng mua 5 yến thóc để đi xát lấy gạo. Gạo thu được là 41 kg. Hỏi phần cám và vỏ trấu là bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
Số kg cám và vỏ trấu = Khối lượng thóc ban đầu – Khối lượng gạo thu được.
Lời giải chi tiết:
Đổi: 5 yến = 50 kg
Phần cám và vỏ trấu có số ki-lô-gam là:
50 – 41 = 9 (kg)
Đáp số: 9 kg.
Bài 8
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
5 phút = ……. giây
1 thế kỉ = ……. năm
5 phút 20 giây = ……. giây
Năm nay thuộc thế kỉ …….
60 giây = ……. phút
Từ năm 1 đến năm 2000 có ……. thế kỉ.
Phương pháp giải:
Đổi các số liệu về đơn vị thời gian theo yêu cầu.
Chú ý: 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây và 1 thế kỉ = 100 năm.
Lời giải chi tiết:
5 phút = 300 giây
1 thế kỉ = 100 năm
5 phút 20 giây = 320 giây
Năm nay thuộc thế kỉ XXI
60 giây = 1 phút
Từ năm 1 đến năm 2000 có 21 thế kỉ.
Vui học
Viết vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Một con cá sấu nặng 2 tấn, một con bò tót nặng 16 tạ. Hỏi con cá sấu nặng hơn hay con bò tót nặng hơn? Tại sao?
Phương pháp giải:
- Đổi các số đo về cùng một đơn vị khối lượng.
- So sánh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đổi 2 tấn = 20 tạ
Ta có 20 tạ > 16 tạ
Vậy con cá sấu nặng hơn con bò tót.