Tuần 8: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (trang 29)
Tính bằng cách thuận tiện nhất. 88 + 75 + 12 = …………… 146 + 55 + 54 = ………… Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là: 50 và 20 118 và 72 Có 40 học sinh đang tập bơi, trong đó số học sinh chưa biết bơi ít hơn số học sinh đã biết bơi là 10 bạn. Hỏi có bao nhiêu học sinh đã biết bơi?
Bài 1
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
88 + 75 + 12 = …………… 146 + 55 + 54 = …………
= …………… = ………….
= …………… = ………….
Phương pháp giải:
Nhóm các số có tổng bằng số tròn chục rồi cộng với số còn lại.
Lời giải chi tiết:
88 + 75 + 12 = 88 + 12 + 75 146 + 55 + 54 = 146 + 54 + 55
= 100 + 75 = 200 + 55
= 175 = 255
Bài 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
50 và 20 118 và 72
Số lớn là: ……………… Số lớn là: …………………
Số bé là: ………………. Số bé là: …………………..
Phương pháp giải:
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu theo công thức:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 = Tổng – Số lớn = Số lớn – Hiệu.
Lời giải chi tiết:
+) Hai số có tổng là 50 và hiệu là 20
Số lớn là (50 + 20) : 2 = 35
Số bé là 50 – 35 = 15
+) Hai số có tổng là 118 và hiệu là 72
Số lớn là (118 + 72): 2 = 95
Số bé là 118 – 95 = 23
Bài 3
Có 40 học sinh đang tập bơi, trong đó số học sinh chưa biết bơi ít hơn số học sinh đã biết bơi là 10 bạn. Hỏi có bao nhiêu học sinh đã biết bơi?
Phương pháp giải:
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 = Tổng – Số lớn = Số lớn – Hiệu.
Lời giải chi tiết:
Số học sinh đã biết bơi là
(40 + 10) : 2 = 25 (bạn)
Đáp số: 25 bạn
Bài 4
Bo và Chíp có tất cả 46 cái kẹo. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo, biết số kẹo của Bo nhiều hơn số kẹo của Chíp là 30 cái kẹo.
Phương pháp giải:
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 = Tổng – Số lớn = Số lớn – Hiệu.
Lời giải chi tiết:
Số kẹo của Bo là
(46 + 30) : 2 = 38 (cái kẹo)
Số kẹo của Chíp là
46 – 38 = 8 (cái kẹo)
Đáp số: Bo: 38 cái kẹo
Chíp: 8 cái kẹo
Bài 5
Tính rồi thử lại:
53471 + 23719 70559 – 53619
Phương pháp giải:
- Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính: Cộng, trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
- Để kiểm tra phép tính đúng hay sai thì em thử lại bằng phép toán ngược lại.
Lời giải chi tiết:
Bài 6
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 496 + 66 + 534 + 4 = ………………….….
= ……………….……..
b) 213 + 161 + 417 + 209 = ………………….
= ………………….
c) 122 + 54 + 246 + 178 = …………………..
= ………………….
Phương pháp giải:
Nhóm các số có tổng là số tròn chục, tròn trăm rồi thực hiện phép cộng.
Lời giải chi tiết:
a) 496 + 66 + 534 + 4 = (496 + 4) + (66 + 534)
= 500 + 600 = 1100
b) 213 + 161 + 417 + 209 = (213 + 417) + (161 + 209)
= 630 + 370 =1000
c) 122 + 54 + 246 + 178 = (122 + 178) + (54 + 246)
= 300 + 300 = 600
Bài 7
Một nhóm có 35 học sinh, số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam 5 bạn. Hỏi nhóm đó có bao nhiêu bạn học sinh nam, bao nhiêu bạn học sinh nữ?
Phương pháp giải:
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 = Tổng – Số lớn = Số lớn – Hiệu.
Lời giải chi tiết:
Số học sinh nam là
(35 + 5) : 2 = 20 (học sinh)
Số học ính nữ là
35 – 20 = 15 (học sinh)
Đáp số: 20 học sinh nam
15 học sinh nữ
Bài 8
a) Viết tên các góc dưới mỗi hình sau:
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Ở hình bên có: …….. góc vuông.
…….. góc nhọn.
…….. góc tù.
Phương pháp giải:
Quan sát để xác định góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Ở hình bên có: 2 góc vuông.
1 góc nhọn.
1 góc tù.
Vui học
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Trong các góc vẽ trên:
a) Các góc vuông là: ……………………………………………………………………
b) Các góc nhọn là: ……………………………………………………………………..
c) Các góc tù là: ………………………………………………………………………...
d) Các góc bẹt là: ……………………………………………………………………….
Phương pháp giải:
- Xác định góc đã cho là góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Đọc tên của góc đó.
Lời giải chi tiết:
Trong các góc vẽ trên:
a) Các góc vuông là: Góc đỉnh P, cạnh PC, PQ.
b) Các góc nhọn là: Góc đỉnh M, cạnh MA, MK;
Góc đỉnh I, cạnh IE, IG.
c) Các góc tù là: Góc đỉnh N, cạnh NB, NH;
Góc đỉnh D, cạnh DU, DV.
d) Các góc bẹt là: Góc đỉnh O, cạnh OX, OY.