Bài 1, 2, 3, 4 trang 136 (Phép chia phân số) SGK Toán 4
Bài 1: Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số sau.
Bài 1
Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số sau:
23;47;35;94;107.
Phương pháp giải:
Phân số đảo ngược của phân số ab là phân số ba.
Lời giải chi tiết:
Phân số đảo ngược của các phân số : 23;47;35;94;107 lần lượt là: 32;74;53;49;710.
Bài 2
Tính:
a) 37:58 b) 87:34 c) 13:12
Phương pháp giải:
Để thực hiện phép chia hai phân số, ta làm như sau: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Lời giải chi tiết:
a) 37:58=37×85=2435
b) 87:34=87×43=3221
c) 13:12=13×21=23
Bài 3
Tính:
a) 23×57 1021:57 1021:23
b) 15×13 115:15 115:13
Phương pháp giải:
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Lời giải chi tiết:
a)
+) 23×57=2×53×7=1021
+) 1021:57=1021×75=10×721×5=5×2×77×3×5=23
+) 1021:23=1021×32=10×321×2=5×2×37×3×2=57
b)
+) 15×13=1×15×3=115
+) 115:15=115×51=515=13
+) 115:13=115×31=315=15
Bài 4
Một hình chữ nhật có diện tích 23m2, chiều rộng 34m. Tính chiều dài của hình đó.
Phương pháp giải:
Để tính chiều dài của hình chữ nhật ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
23:34=89(m)
Đáp số: 89m.
Lý thuyết
Phép chia phân số
a) Phân số đảo ngược
Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Ví dụ: Phân số 32 gọi là phân số đảo ngược của phân số 23.
b) Phép chia hai phân số
Quy tắc: Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Ví dụ : 715:23=715×32=2130=710