Bài 10 trang 71 SGK Toán 9 tập 2 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây


Bài 10 trang 71 SGK Toán 9 tập 2

a) Vẽ đường tròn tâm O bán kinh R = 2 cm.

Đề bài

a) Vẽ đường tròn tâm \(O\) bán kính \(R = 2\) cm. Nêu cách vẽ cung \(\overparen{AB}\) có số đo bằng \(60^0\). Hỏi dây \(AB\) dài bao nhiêu xentimet?

b) Làm thế nào để chia được đường tròn thành sáu cung bằng nhau như trên hình 12.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a)  Sử dụng số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó. Từ đó vẽ góc ở tâm bằng \(60^0\)

Sử dụng tính chất tam giác đều để suy ra độ dài dây \(AB\)

b) Sử dụng câu a) để vẽ  6 góc ở tâm bằng nhau và bằng \(60^0\), từ đó suy ra 6 cung bằng nhau.

Lời giải chi tiết

a) Vẽ đường tròn \((O; R)\). Vẽ góc ở tâm có số đo  \(60^0\). Góc này là góc ở tâm chắn \(\overparen{AB}\) có số đo  \(60^0\) (hình a).

Tam giác \(AOB\) cân có \(\widehat{O}=60^0\) nên AOB là tam giác đều, suy ra \(AB = R\).

b) Cách 1:

Theo câu a, ta có góc ở tâm bằng  \(sđ\overparen{AB}=60^0\). Số đo góc ở tâm vẽ được theo cách này là \(360^0:60^0= 6\). Suy ra được \(6\) cung tròn bằng nhau trên đường tròn.

Từ đó suy ra cách vẽ như sau:

Vẽ \(6\) dây cung bằng nhau và bằng bán kính \(R\):

\(\overparen{{A_1}{A_2}} = \overparen{{A_2}{A_3}} = \overparen{{A_3}{A_4}}\)\(= \overparen{{A_4}{A_5}} = \overparen{{A_5}{A_6}} = \overparen{{A_6}{A_1}}\)

\(= {\rm{ }}R\)

Từ đó suy ra \(6\) cung bằng nhau. (hình b)

Cách 2:

Chia đường tròn thành 6 cung bằng nhau:

+ Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R=2 cm.

+ Trên đường tròn tâm O, lấy điểm \(A_1\)

+ Vẽ cung tròn tâm \(A_1\), bán kính R cắt đường tròn tại \(A_2\) và \(A_6\)

+ Vẽ cung tròn tâm \(A_2\) và \(A_6\) bán kính R cắt đường tròn tâm O tại giao điểm thứ hai là \(A_3\) và \(A_5\)

+ Vẽ cung tròn tâm \(A_5\) bán kính R cắt đường tròn (O) tại giao điểm thứ hai là  \(A_4\).

Khi đó, ta chia được đường tròn thành sáu cung bằng nhau như trên.

Cách 3:

+ Vẽ đường tròn (O; 2 cm)

+ Vẽ góc ở tâm có số đo  \(60^0\) chắn cung AB

+ Vẽ đường kính AC, BD của đường tròn (O; 2 cm)

+ Vẽ cung tròn tâm D, bán kính 2 cm, cắt đường tròn (O) tại E

+ Kẻ đường kính EF.

Ta được đường tròn thành sáu cung bằng nhau


Cùng chủ đề:

Bài 9 trang 135 SGK Toán 9 tập 2
Bài 10 trang 11 SGK Toán 9 tập 1
Bài 10 trang 12 SGK Toán 9 tập 2
Bài 10 trang 39 SGK Toán 9 tập 2
Bài 10 trang 48 SGK Toán 9 tập 1
Bài 10 trang 71 SGK Toán 9 tập 2
Bài 10 trang 76 SGK Toán 9 tập 1
Bài 10 trang 104 SGK Toán 9 tập 1
Bài 10 trang 112 SGK Toán 9 tập 2
Bài 10 trang 133 SGK Toán 9 tập 2
Bài 10 trang 135 SGK Toán 9 tập 2