Bài 12 trang 87 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Một chân cột bằng gang có dạng hình chóp cụt tứ giác đều có cạnh đáy lớn bằng 2a
Đề bài
Một chân cột bằng gang có dạng hình chóp cụt tứ giác đều có cạnh đáy lớn bằng 2a, cạnh đáy nhỏ bằng a, chiều cao h=2a và bán kính đáy phần trụ rỗng bên trong bằng a2.
a) Tìm góc phẳng nhị diện tạo bởi mặt bên và mặt đáy.
b) Tính thể tích chân cột nói trên theo a.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Cách xác định góc phẳng nhị diện [A,d,B]: Dựng mặt phẳng (P) vuông góc với d, gọi a,a′ lần lượt là giao tuyến của (P) với hai nửa mặt phẳng chứa A,B, khi đó [A,d,B]=(a,a′).
‒ Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp cụt đều: V=13h(S+√SS′+S′).
‒ Sử dụng công thức tính thể tích khối trụ: V=πR2h.
Lời giải chi tiết
Mô hình hoá chân cột bằng gang bằng cụt chóp tứ giác đều ABCD.A′B′C′D′ với O,O′ là tâm của hai đáy. Vậy AB=2a,A′B′=a,OO′=2a.
Gọi M,M′ lần lượt là trung điểm của CD,C′D′.
A′B′C′D′ là hình vuông ⇒O′M′⊥C′D′
CDD′C′ là hình thang cân ⇒MM′⊥C′D′
Vậy ^MM′O′ là góc phẳng nhị diện giữa mặt bên và đáy nhỏ, ^M′MO là góc phẳng nhị diện giữa mặt bên và đáy lớn.
Kẻ M′H⊥OM(H∈OM)
OMM′O′ là hình chữ nhật
⇒OH=O′M′=a2,OM=a,MH=OM−OH=a2
tan^M′MO=M′HMH=4⇒^M′MO=75,96∘⇒^MM′O′=180∘−^M′MO=104,04∘
b) Diện tích đáy lớn là: S=AB2=4a2
Diện tích đáy bé là: S′=A′B′2=a2
Thể tích hình chóp cụt là: V1=13h(S+√SS′+S′)=13.2a(4a2+√4a2.a2+a2)=14a33
Thể tích hình trụ rỗng là: V2=πR2h=π.(a2)2.2a=πa32
Thể tích chân cột là: V=V1−V2=(143−π2)a3.