Bài 18 trang 35 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán lớp 11 chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương VI Toán 11 Chân trời sáng tạo


Bài 18 trang 35 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Nhắc lại rằng, độ pH của một dung dịch được tính theo công thức \(pH = - \log \left[ {{H^ + }} \right]\)

Đề bài

Nhắc lại rằng, độ pH của một dung dịch được tính theo công thức \(pH =  - \log \left[ {{H^ + }} \right]\), trong đó [H + ] là nồng độ H + của dung dịch đó tính bằng mol/L. Nồng độ H + trong dung dịch cho biết độ acid của dung dịch đó.

a) Dung dịch acid A có độ pH bằng 1,9; dung dịch acid B có độ pH bằng 25. Dung dịch nào có độ acid cao hơn và cao hơn bao nhiêu lần?

b) Nước cất có nồng độ H + là 10 mol/L. Nước chảy ra từ một vòi nước có độ pH từ 6,5 đến 6,7 thì có độ acid cao hay thập hơn nước cất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Tính nồng độ acid của 2 dung dịch và so sánh.

b) Giải bất phương trình \(6,5 < pH < 6,7\).

Lời giải chi tiết

a) \(p{H_A} = 1,9 \Leftrightarrow  - \log \left[ {{H^ + }} \right] = 1,9 \Leftrightarrow \log \left[ {{H^ + }} \right] =  - 1,9 \Leftrightarrow {H^ + } = {10^{ - 1,9}}\)

Vậy độ acid của dung dịch A là \({10^{ - 1,9}}\) mol/L.

\(p{H_B} = 2,5 \Leftrightarrow  - \log \left[ {{H^ + }} \right] = 2,5 \Leftrightarrow \log \left[ {{H^ + }} \right] =  - 2,5 \Leftrightarrow {H^ + } = {10^{ - 2,5}}\)

Vậy độ acid của dung dịch B là \({10^{ - 2,5}}\) mol/L.

Ta có: \(\frac{{{{10}^{ - 1,9}}}}{{{{10}^{ - 2,5}}}} \approx 3,98\)

Vậy độ acid của dung dịch A cao hơn độ acid của dung dịch B 3,98 lần.

b) Ta có:

\(6,5 < pH < 6,7 \Leftrightarrow 6,5 <  - \log \left[ {{H^ + }} \right] < 6,7 \Leftrightarrow  - 6,5 > \log \left[ {{H^ + }} \right] >  - 6,7 \Leftrightarrow {10^{ - 6,5}} > {H^ + } > {10^{ - 6,7}}\)

Vậy nước chảy từ vòi nước có độ acid từ \({10^{ - 6,7}}\) mol/L đến \({10^{ - 6,5}}\) mol/L.

Vậy nước đó có độ acid cao hơn nước cất.


Cùng chủ đề:

Bài 15 trang 52 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bài 15 trang 62 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Bài 16 trang 35 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bài 16 trang 52 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bài 17 trang 35 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bài 18 trang 35 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Toán 11 chương 1 hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
Giải Toán 11 chương 2 Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân chân trời sáng tạo
Giải Toán 11 chương 3 3 Giới hạn. Hàm số liên tục, Chân trời sáng tạo
Giải Toán 11 chương 4 Đường thẳng và mặt phẳng. Quan hệ song song trong không gian
Giải Toán 11 chương 5 Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm