Bài 29 trang 59 SGK toán 9 tập 1 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)


Bài 29 trang 59 SGK toán 9 tập 1

Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b

Đề bài

Xác định hàm số bậc nhất \(y = ax + b\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(a = 2\) và đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(1,5\).

b) \(a = 3\) và đồ thị của hàm số đi qua điểm \(A(2; 2)\).

c) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x\) và đi qua điểm \(B\left( {1;\sqrt 3  + 5} \right)\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(x_0\) thì tung độ bằng \(0\).  Tức là điểm \(A(x_0; 0)\) thuộc đồ thị hàm số. Thay tọa độ điểm \(A\) vào công thức hàm số ta tìm được \(b\).

b) Biết \(a\), thay tọa độ điểm điểm \(A\) vào phương trình đường thẳng \(y=ax+b\) ta tìm được \(b\).

c) Đồ thị hàm số \(y=ax+b\) song song với đường thẳng \(y=a' x\) thì \(a=a'; b\ne 0\). Thay tọa độ điểm \(B\) vào phương trình ta tìm được \(b\).

Lời giải chi tiết

Hàm số đã cho là \(y = ax + b\).  \((1)\)

a) Theo giả thiết \(a=2 \Rightarrow y=2x+b.\)   \((2)\)

Vì đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(1,5\) nên đồ thị hàm số đi qua \((1,5; 0)\). Thay \(x=1,5,\ y=0\) vào \((2)\), ta được:

\(0=2.1,5+b\)

\(\Leftrightarrow  0=3+b\)

\( \Leftrightarrow b=-3\)

Vậy hàm số đã cho là \(y = 2x - 3.\)

b) Theo giả thiết \(a=3 \Rightarrow y=3x+b\)  \((3)\)

Vì đồ thị đi qua điểm \(A(2; 2)\). Thay \(x=2,\ y=2\) vào \((3)\), ta được:

\(2=3.2+b\)

\(\Leftrightarrow 2=6+b\)

\(\Leftrightarrow 2-6=b\)

\(\Leftrightarrow b=-4\)

Vậy hàm số đã cho là \(y = 3x - 4.\)

c) Vì đồ thị hàm số đã cho \(y=ax+b\) song song với đường thẳng \(y=\sqrt 3 x\) nên \(a=\sqrt 3; b\ne 0\).

Do đó hàm số đã cho có dạng: \(y = \sqrt 3 x + b\) \((4)\)

Vì đồ thị hàm số đã cho đi qua điểm \(B\left( {1;\sqrt 3  + 5} \right)\), nên thay \(x=1,\ y=\sqrt 3  + 5\) vào  \((4)\), ta được:

\(\sqrt 3  + 5 = \sqrt 3 .1 + b\)

\(\Leftrightarrow \sqrt 3  + 5- \sqrt 3=b\).

\(\Leftrightarrow (\sqrt 3 - \sqrt 3) + 5=b\).

\(\Leftrightarrow b=5\) (thỏa mãn)

Vậy hàm số đã cho là \(y = \sqrt 3 x + 5\)


Cùng chủ đề:

Bài 28 trang 116 SGK Toán 9 tập 1
Bài 28 trang 120 SGK Toán 9 tập 2
Bài 29 trang 19 SGK Toán 9 tập 1
Bài 29 trang 22 SGK Toán 9 tập 2
Bài 29 trang 54 SGK Toán 9 tập 2
Bài 29 trang 59 SGK toán 9 tập 1
Bài 29 trang 79 SGK Toán 9 tập 2
Bài 29 trang 89 SGK Toán 9 tập 1
Bài 29 trang 116 SGK Toán 9 tập 1
Bài 29 trang 120 SGK Toán 9 tập 2
Bài 30 trang 19 SGK Toán 9 tập 1