Bài 3 trang 56 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Cho hình chóp (S.ABC) có (SA = SB = SC = a,widehat {BSA} = widehat {CSA} = {60^ circ },) (widehat {BSC} = {90^ circ }).
Đề bài
Cho hình chóp S.ABC có SA=SB=SC=a,^BSA=^CSA=60∘, ^BSC=90∘. Cho I và J lần lượt là trung điểm của SA và BC. Chứng minh rằng IJ⊥SA và IJ⊥BC.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để chứng minh hai đường thẳng vuông góc, ta chứng minh góc giữa chúng bằng 90∘.
Lời giải chi tiết
Xét tam giác SAB có:
SA = SB = a
^BSA=600
⇒ Tam giác SAB đều.
Mà I là trung điểm của SA ⇒ IB=a√32
Xét tam giác SAC có:
SA = SC = a
^ASC=600
⇒ Tam giác SAC đều.
Mà I là trung điểm của SA ⇒ IC=a√32
Ta có BSC là tam giác vuông cân tại S.
⇒ BC=√SB2+SC2=a√2
Xét tam giác ABC:
AB = AC = a
AB2+AC2=a2+a2=2a2BC2=(a√2)2=2a2⇒AB2+AC2=BC2
⇒ Tam giác ABC vuông cân tại A.
Mà J là trung điểm đoạn BC ⇒ AJ ⊥ BC
⇒ AJ=√AB2−BJ2=√a2−(a√22)2=a√22
Xét tam giác SBC vuông cân tại S:
Mà J là trung điểm đoạn BC ⇒ SJ ⊥ BC
⇒ SJ=√SB2−BJ2=√a2−(a√22)2=a√22
Xét tam giác JSA:
AJ = SJ = a√22
⇒ Tam giác JSA cân tại J.
Mà I là trung điểm của SA ⇒ IJ là đường trung tuyến của tam giác JSA.
hay IJ ⊥SA.
Xét tam giác IBC:
IB = IC =a√32
⇒ Tam giác IBC cân tại I.
Mà J là trung điểm của BC ⇒ IJ là đường trung tuyến của tam giác IBC.
hay IJ ⊥ BC.