Bài 3 trang 6 SGK Toán 9 tập 1
Dùng máy tính bỏ túi, tính giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau...
Dùng máy tính bỏ túi, tính giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ \(3\)):
LG a
\(x^2 = 2\)
Phương pháp giải:
+) \( x^2=a \Leftrightarrow x=\pm \sqrt{a} \), (\(a \ge 0 \) ).
+) Sử dụng quy tắc làm tròn số:
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên các chữ số còn lại.
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({x^2} = 2 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 2 \)
Bấm máy tính ta được:
\(x\approx \pm 1,414\)
LG b
\(x^2 = 3\)
Phương pháp giải:
+) \( x^2=a \Leftrightarrow x=\pm \sqrt{a} \), (\(a \ge 0 \) ).
+) Sử dụng quy tắc làm tròn số:
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên các chữ số còn lại.
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({x^2} = 3 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 3 \)
Tính bằng máy tính ta được:
\( x \approx \pm 1,732\)
LG c
\(x^2 = 3,5\)
Phương pháp giải:
+) \( x^2=a \Leftrightarrow x=\pm \sqrt{a} \), (\(a \ge 0 \) ).
+) Sử dụng quy tắc làm tròn số:
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên các chữ số còn lại.
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({x^2} = 3,5 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt {3,5} \)
Tính bằng máy tính ta được:
\(x \approx \pm 1,871\)
LG d
\(x = 4,12\)
Phương pháp giải:
+) \( x^2=a \Leftrightarrow x=\pm \sqrt{a} \), (\(a \ge 0 \) ).
+) Sử dụng quy tắc làm tròn số:
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên các chữ số còn lại.
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({x^2} = 4,12 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt {4,12} \)
Tính bằng máy tính ta được:
\(x \approx \pm 2,030\)