Câu 2 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 1. Các hàm số lượng giác


Câu 2 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét tính chẵn – lẻ của hàm số sau :

Xét tính chẵn – lẻ của hàm số sau:

a. \(y = -2\sin x\)

b. \(y = 3\sin x – 2\)

c. \(y=\sin x – \cos x\)

d. \(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

LG a

\(y = -2\sin x\)

Phương pháp giải:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(D\).

+) Nếu \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) =  - f\left( x \right)\) thì hàm số là hàm số lẻ.

+) Nếu \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\) thì hàm số là hàm số chẵn.

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = -2\sin x\)

Tập xác định \(D =\mathbb R\), ta có:

\(f(-x) = -2\sin (-x)\)\( =  - 2\left( { - \sin x} \right) = 2\sin x\)\( = -f(x), ∀x \in\mathbb R\)

Vậy \(y = -2\sin x\) là hàm số lẻ.

LG b

\(y = 3\sin x – 2\)

Phương pháp giải:

Lấy ví dụ kiểm tra, thay \(x = \frac{\pi }{2}, - x =  - \frac{\pi }{2}\) kiểm tra giá trị của hàm số tại các điểm này và so sánh.

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = 3\sin x – 2\)

Ta có: \(f\left( {{\pi \over 2}} \right)  = 3\sin \frac{\pi }{2} - 2= 1;\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) = 3\sin (-\frac{\pi }{2}) - 2= - 5\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne - f\left( { - {\pi \over 2}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 2}} \right)\) nên hàm số \(y = 3\sin x – 2\) không phải là hàm số chẵn cũng không phải là hàm số lẻ.

LG c

\(y=\sin x – \cos x\)

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = \sin x – \cos x\)

Ta có:  \(f\left( {{\pi \over 4}} \right) = 0;f\left( { - {\pi \over 4}} \right) = - \sqrt 2 \)

\(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne - f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) nên \(y = \sin x – \cos x\) không phải là hàm số lẻ cũng không phải là hàm số chẵn.

LG d

\(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

Lời giải chi tiết:

\(f\left( x \right) = \sin x{\cos ^2}x + \tan x\)

Tập xác định \(D = \mathbb R \backslash  \left\{{\pi \over 2} + k\pi ,k \in \mathbb Z \right\}\)

\(∀x \in D\) ta có \(– x \in D\) và

\(\eqalign{ & f\left( { - x} \right) \cr&= \sin \left( { - x} \right){\cos ^2}\left( { - x} \right) + \tan \left( { - x} \right) \cr & = - \sin x{\cos ^2}x - \tan x\cr& =  - \left( {\sin x{{\cos }^2}x + \tan x} \right) = - f\left( x \right) \cr} \)

Do đó hàm số đã cho là hàm số lẻ.


Cùng chủ đề:

Câu 1 trang 124 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 130 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 1 trang 192 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 1 trang 223 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 2 trang 9 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 2 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 2 trang 34 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 2 trang 50 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 2 trang 54 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 2 trang 77 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 2 trang 91 SGK Hình học 11 Nâng cao