Câu 30 trang 117 SGK Hình học 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 5: Khoảng cách


Câu 30 trang 117 SGK Hình học 11 Nâng cao

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh đều bằng a. Góc tạo bởi cạnh bên và mặt đáy bằng 30˚. Hình chiếu H của điểm A trên mặt phẳng (A’B’C’) thuộc đường thẳng B’C’.

Đề bài

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh đều bằng a. Góc tạo bởi cạnh bên và mặt đáy bằng 30˚. Hình chiếu H của điểm A trên mặt phẳng (A’B’C’) thuộc đường thẳng B’C’.

a. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng đáy

b. Chứng minh rằng hai đường thẳng AA’ và B’C’ vuông góc, tính khoảng cách giữa chúng.

Lời giải chi tiết

Ta có: AH ⊥ (A’B’C’) nên \(\widehat {AA'H}\) là góc giữa AA’ và mp(A’B’C’) do đó \(\widehat {AA'H} = 30^\circ \)

a. Khoảng cách giữa hai mp đáy chính là AH, ta có :

\(AH = AA'\sin 30^\circ  = {a \over 2}\)

b. Tam giác AHA’ vuông tại H nên \(A'H = AA'\cos 30^\circ  = {{a\sqrt 3 } \over 2}.\) Vì A’B’C’ là tam giác đều cạnh a, H thuộc đường thẳng B’C’ mà \(A'H = {{a\sqrt 3 } \over 2}\) nên A’H ⊥ B’C’ và H là trung điểm B’C’.

Mặt khác, AH ⊥ B’C’ nên AA’ ⊥ B’C’. Kẻ đường cao HK của tam giác AA’H thì HK chính là khoảng cách giữa AA’ và B’C’. Do AA’.HK = AH.A’H nên \(HK = {{{a \over 2}.{{a\sqrt 3 } \over 2}} \over a} = {{a\sqrt 3 } \over 4}\)


Cùng chủ đề:

Câu 29 trang 211 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 30 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 30 trang 41 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 30 trang 67 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 30 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 30 trang 117 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 30 trang 120 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 30 trang 159 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 30 trang 211 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 31 trang 31 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 31 trang 41 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao