Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 8 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 8

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Số oxi hóa của các nguyên tử trong đơn chất bằng

Đề bài

Câu 1 :

Số oxi hóa của các nguyên tử trong đơn chất bằng

  • A.
    +1
  • B.
    -2
  • C.
    0
  • D.
    +2
Câu 2 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A.
    2HCl + FeO \( \to \) FeCl 2 + H 2 O
  • B.
    2H 2 + O 2 \( \to \) 2H 2 O
  • C.
    2Fe(OH) 3 \( \to \) Fe 2 O 3 + 3H 2 O
  • D.
    NaCl + AgNO 3 \( \to \) AgCl + NaNO 3
Câu 3 :

Quá trình Ostawald để sản xuất nitric acid từ ammonia được đề xuất vào năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình, ammonia bị oxi hóa với oxygen ở nhiệt độ cao khi có chất xúc tác:

Chất bị oxi hóa trong quá trình trên là

  • A.
    NH 3
  • B.
    O 2
  • C.
    NO
  • D.
    H 2 O
Câu 4 :

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử là

  • A.
    phản ứng có xuất hiện chất khí là chất sản phẩm
  • B.
    phản ứng có sự xuất hiện của chất kết tủa
  • C.
    phản ứng có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng
  • D.
    phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố
Câu 5 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau: S(s) + O 2 (g) \( \to \) SO 2 (g) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 296.80kJ\)

Enthalpy tạo thành chuẩn của SO 2 (g) là

  • A.
    -593,60 kJ
  • B.
    296,80 kJ
  • C.
    -298,80 kJ
  • D.
    0,00 kJ
Câu 6 :

Phản ứng thu nhiệt có

  • A.
    \({\Delta _r}H_{298}^o = 0\)
  • B.
    \({\Delta _r}H_{298}^o > 0\)
  • C.
    \({\Delta _r}H_{298}^o < 0\)
  • D.
    \({\Delta _r}H_{298}^o \ne 0\)
Câu 7 :

Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau:

C(s) + H 2 O(g) \( \to \) CO(g) + H 2 (g)  \({\Delta _r}H_{298}^o = 121,25kJ\) (1)

CuSO 4 (aq) + Zn(s) \( \to \) ZnSO 4 (aq) + Cu(s) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 230,04kJ\)(2)

Chọn phát biểu đúng:

  • A.
    phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt
  • B.
    phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt
  • C.
    phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt
  • D.
    phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt
Câu 8 :

Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

2H 2 (g) + O 2 (g) \( \to \) 2H 2 O(l)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 571,68kJ\)

Phản ứng trên là phản ứng

  • A.
    thu nhiệt và hấp thu 571,68 kJ nhiệt
  • B.
    không có sự thay đổi năng lượng
  • C.
    tỏa nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt
  • D.
    Có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh
Câu 9 :

Trong các phản ứng sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A.
    CH 4 + 2O 2 \( \to \) CO 2 + 2H 2 O
  • B.
    Fe + 2HCl \( \to \) FeCl 2 + H 2
  • C.
    BaCl2 + H 2 SO 4 \( \to \) BaSO 4 + 2HCl
  • D.
    Zn + CuSO 4 \( \to \) ZnSO 4 + Cu
Câu 10 :

Số oxi hóa của sulfur (S) trong các phân tử H 2 SO 3 , S, SO 3 , H 2 S lần lượt là

  • A.
    +4, -8, +6, -2
  • B.
    +6, +8, +6, -2
  • C.
    +4, 0, +6, -2
  • D.
    +4, 0, +4, -2
Câu 11 :

Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(a) 2KMnO 4 \( \to \) K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2

(b) Cl 2 + 2KOH \( \to \) KCl + KClO + H 2 O

(c) NH 4 Cl + NaOH \( \to \) NH 3 + NaCl + H 2 O

(d) CaCO 3 \( \to \) CaO + CO 2

(e) HCl + NaHCO 3 \( \to \) NaCl + CO 2 + H 2 O

(g) 2SO 2 + O 2 \( \to \) 2SO 3

Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử là

  • A.
    6
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    4
Câu 12 :

Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình

Biến thiên enthalpy của phản ứng N 2 O 4 (g) + 3CO(g) \( \to \) N 2 O(g) + 3CO 2 (g) có giá trị là:

  • A.
    -209,66 kJ
  • B.
    -776,11 kJ
  • C.
    776,11 kJ
  • D.
    210,11 kJ
Câu 13 :

Những ngày nóng nực, pha viên vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn là do

  • A.
    xảy ra phản ứng tỏa nhiệt
  • B.
    xảy ra phản ứng thu nhiệt
  • C.
    xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường
  • D.
    có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường
Câu 14 :

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

  • A.
    biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen
  • B.
    là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen
  • C.
    bằng 0
  • D.
    được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó
Câu 15 :

Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn

CH 4 (g) + 2O 2 \( \to \) CO 2 (g) + 2H 2 O (l)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 890,36kJ\)

CaCO 3 (g) \( \to \) CaO(s) + CO 2 (g)   \({\Delta _r}H_{298}^o = 178,29kJ\)

Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn m gam CH 4 (g) để cung cấp nhiệt tạo cho phản ứng tạo 3 mol CaO bằng cách nung CaCO 3 . Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Giá trị gần nhất của m là

  • A.
    9,6 gam
  • B.
    6,4 gam
  • C.
    3,2 gam
  • D.
    4,8 gam
Câu 16 :

Dựa vào phươgn trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

H 2 (g) + F 2 (g) \( \to \) 2HF(g)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 546,00kJ\)

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^o\)của phản ứng \(\frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{F_2}(g) \to HF(g)\)là

  • A.
    -546 kJ
  • B.
    546 kJ
  • C.
    -273 kJ
  • D.
    273 kJ
Câu 17 :

Bình “gas” sử dụng trong hộ gia đình A có chứa 10,76 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane và butane với tỉ lệ mol tương ứng là 3:7 (thành phần khác không đáng kể). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Hỏi trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt 1 bình khí “gas” trên của hộ gia đình A tương ứng với bao nhiêu số điện? (Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 67% và 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ).

  • A.
    89 số.
  • B.
    97 số.
  • C.
    101 số.
  • D.
    99 số.
Câu 18 :

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em sinh sống tại những khu vực có nguồn nước bị nhiễm Fluorine có chỉ số IQ trung bình sẽ thấp hơn so với những trẻ em sống tại vùng khác. Anion F- (fluoride) có độc tính mạnh với hệ thần kinh. Với lượng tương đối thấp: 0,2 gam ion Ftrên cơ thể có trọng lượng 70 kg có thể gây tử vong. Tuy nhiên, sự có mặt của anion fluoride lại giúp men răng chắc khỏe và chống chọi các bệnh về sâu răng, vì vậy anion fluoride được thêm vào nước uống đóng chai với nồng độ 1mg ion Ftrên 1L nước và bổ sung một lượng nhỏ dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) trong kem đánh răng. 1. Một bạn học sinh nặng khoảng 63kg sử dụng loại nước chứa ion Fvới lượng 1mg/1L để giúp men răng chắc khỏe, chống sâu răng. Sau khi đọc thông tin về độc tính của ion F- , bạn học sinh rất lo lắng. Hãy tính xem với thể tích nước mà bạn học sinh này uống một ngày là bao nhiêu lít thì ion Fcó trong nước đạt đến mức có thể gây độc tính?

  • A.
    160 lít.
  • B.
    180 lít.
  • C.
    200 lít.
  • D.
    170 lít
Câu 19 :

Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, một người trưởng thành nên bổ sung 3,0 mg F- mỗi ngày dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) để ngăn ngừa sâu răng. Lượng NaF không gây độc cho cơ thể khi ở mức 3,19.10-2 gam/ 1 kg cơ thể. Một mẫu kem đánh răng chứa 0,28% NaF, hãy tính khối lượng mẫu kem đánh răng mà một người nặng 65 kg có thể nuốt nhưng không gây độc tính với cơ thể?

  • A.
    739,56 gam.
  • B.
    789,34 gam.
  • C.
    740,53 gam.
  • D.
    750,29 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số oxi hóa của các nguyên tử trong đơn chất bằng

  • A.
    +1
  • B.
    -2
  • C.
    0
  • D.
    +2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số oxi hóa một số chất

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa của các nguyên tử trong đơn chất bằng 0.

Đáp án C

Câu 2 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A.
    2HCl + FeO \( \to \) FeCl 2 + H 2 O
  • B.
    2H 2 + O 2 \( \to \) 2H 2 O
  • C.
    2Fe(OH) 3 \( \to \) Fe 2 O 3 + 3H 2 O
  • D.
    NaCl + AgNO 3 \( \to \) AgCl + NaNO 3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Phản ứng oxi hóa – khử: 2H 2 + O 2 \( \to \) 2H 2 O

Đáp án B

Câu 3 :

Quá trình Ostawald để sản xuất nitric acid từ ammonia được đề xuất vào năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình, ammonia bị oxi hóa với oxygen ở nhiệt độ cao khi có chất xúc tác:

Chất bị oxi hóa trong quá trình trên là

  • A.
    NH 3
  • B.
    O 2
  • C.
    NO
  • D.
    H 2 O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất khử là chất cho electron và bị oxi hóa

Lời giải chi tiết :

=> NH 3 là chất bị oxi hóa

Đáp án A

Câu 4 :

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử là

  • A.
    phản ứng có xuất hiện chất khí là chất sản phẩm
  • B.
    phản ứng có sự xuất hiện của chất kết tủa
  • C.
    phản ứng có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng
  • D.
    phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dấu hiệu phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố

Đáp án D

Câu 5 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau: S(s) + O 2 (g) \( \to \) SO 2 (g) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 296.80kJ\)

Enthalpy tạo thành chuẩn của SO 2 (g) là

  • A.
    -593,60 kJ
  • B.
    296,80 kJ
  • C.
    -298,80 kJ
  • D.
    0,00 kJ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biến thiên enthalpy của phản ứng: \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(c{\rm{d}}) - {\Delta _f}H_{298}^o(sp)\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(S{O_2}) =  - 296,8kJ/mol\)

Đáp án C

Câu 6 :

Phản ứng thu nhiệt có

  • A.
    \({\Delta _r}H_{298}^o = 0\)
  • B.
    \({\Delta _r}H_{298}^o > 0\)
  • C.
    \({\Delta _r}H_{298}^o < 0\)
  • D.
    \({\Delta _r}H_{298}^o \ne 0\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặc điểm phản ứng nhiệt hóa học

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thu nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^o > 0\)

Đáp án B

Câu 7 :

Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau:

C(s) + H 2 O(g) \( \to \) CO(g) + H 2 (g)  \({\Delta _r}H_{298}^o = 121,25kJ\) (1)

CuSO 4 (aq) + Zn(s) \( \to \) ZnSO 4 (aq) + Cu(s) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 230,04kJ\)(2)

Chọn phát biểu đúng:

  • A.
    phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt
  • B.
    phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt
  • C.
    phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt
  • D.
    phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng (1) \({\Delta _r}H_{298}^o = 121,25kJ\)> 0 \( \to \) phản ứng thu nhiệt

Phản ứng (2) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 230,04kJ\)< 0 \( \to \) phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án D

Câu 8 :

Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

2H 2 (g) + O 2 (g) \( \to \) 2H 2 O(l)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 571,68kJ\)

Phản ứng trên là phản ứng

  • A.
    thu nhiệt và hấp thu 571,68 kJ nhiệt
  • B.
    không có sự thay đổi năng lượng
  • C.
    tỏa nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt
  • D.
    Có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên là phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt

Đáp án C

Câu 9 :

Trong các phản ứng sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A.
    CH 4 + 2O 2 \( \to \) CO 2 + 2H 2 O
  • B.
    Fe + 2HCl \( \to \) FeCl 2 + H 2
  • C.
    BaCl2 + H 2 SO 4 \( \to \) BaSO 4 + 2HCl
  • D.
    Zn + CuSO 4 \( \to \) ZnSO 4 + Cu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

BaCl 2 + H 2 SO 4 \( \to \) BaSO 4 + 2HCl \( \to \) Phản ứng trao đổi

Đáp án C

Câu 10 :

Số oxi hóa của sulfur (S) trong các phân tử H 2 SO 3 , S, SO 3 , H 2 S lần lượt là

  • A.
    +4, -8, +6, -2
  • B.
    +6, +8, +6, -2
  • C.
    +4, 0, +6, -2
  • D.
    +4, 0, +4, -2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa của sulfur (S) trong các phân tử H 2 SO 3 , S, SO 3 , H 2 S lần lượt là +4, 0, + 6, -2

Đáp án C

Câu 11 :

Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(a) 2KMnO 4 \( \to \) K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2

(b) Cl 2 + 2KOH \( \to \) KCl + KClO + H 2 O

(c) NH 4 Cl + NaOH \( \to \) NH 3 + NaCl + H 2 O

(d) CaCO 3 \( \to \) CaO + CO 2

(e) HCl + NaHCO 3 \( \to \) NaCl + CO 2 + H 2 O

(g) 2SO 2 + O 2 \( \to \) 2SO 3

Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử là

  • A.
    6
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

(a) \(2K\mathop M\limits^{ + 7} n\mathop {{O_4} \to }\limits^{ - 2} {K_2}\mathop {Mn}\limits^{ + 6} {O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^o \)

(b) \({\mathop {Cl}\limits^o _2} + 2K{\rm{O}}H \to K\mathop C\limits^{ - 1} l + K\mathop C\limits^{ + 1} lO + {H_2}{\rm{O}}\)

(g) \(\mathop {2S}\limits^{ + 4} {O_2} + {\mathop O\limits^o _2} \to 2\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _3}\)

Đáp án B

Câu 12 :

Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình

Biến thiên enthalpy của phản ứng N 2 O 4 (g) + 3CO(g) \( \to \) N 2 O(g) + 3CO 2 (g) có giá trị là:

  • A.
    -209,66 kJ
  • B.
    -776,11 kJ
  • C.
    776,11 kJ
  • D.
    210,11 kJ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biến thiên enthalpy của phản ứng: \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(c{\rm{d}}) - {\Delta _f}H_{298}^o(sp)\)

Lời giải chi tiết :
:

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o({N_2}{\rm{O) + 3}}{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^o(C{O_2}) - 3{\Delta _f}H_{298}^o(CO) - {\Delta _f}H_{298}^o({N_2}{{\rm{O}}_4})\\ = 82,05 + 3.( - 393,5) - 3.( - 110,5) - 9,16 =  - 776,11kJ\end{array}\)

Đáp án B

Câu 13 :

Những ngày nóng nực, pha viên vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn là do

  • A.
    xảy ra phản ứng tỏa nhiệt
  • B.
    xảy ra phản ứng thu nhiệt
  • C.
    xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường
  • D.
    có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Một số phản ứng thu nhiệt trong thực tế

Lời giải chi tiết :

Những ngày nóng nực, pha viên vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn là do xảy ra phản ứng thu nhiệt.

Đáp án B

Câu 14 :

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

  • A.
    biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen
  • B.
    là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen
  • C.
    bằng 0
  • D.
    được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giá trị biến thiên enthalpu tạo thành chuẩn của một số đơn chất.

Lời giải chi tiết :

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là bằng 0.

Đáp án C

Câu 15 :

Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn

CH 4 (g) + 2O 2 \( \to \) CO 2 (g) + 2H 2 O (l)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 890,36kJ\)

CaCO 3 (g) \( \to \) CaO(s) + CO 2 (g)   \({\Delta _r}H_{298}^o = 178,29kJ\)

Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn m gam CH 4 (g) để cung cấp nhiệt tạo cho phản ứng tạo 3 mol CaO bằng cách nung CaCO 3 . Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Giá trị gần nhất của m là

  • A.
    9,6 gam
  • B.
    6,4 gam
  • C.
    3,2 gam
  • D.
    4,8 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính nhiệt lượng tỏa ra từ các mol chất

Lời giải chi tiết :

Để tạo ra 3 mol CaO(s) \( \to \) Nhiệt lượng cần: 178,29 . 3 = 534,87 KJ

\( \to \) n NH4 = 534,87 : 890,36 = 0,6 mol

\( \to \) m NH4 = 0,6 . 16 = 9,6g

Đáp án A

Câu 16 :

Dựa vào phươgn trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

H 2 (g) + F 2 (g) \( \to \) 2HF(g)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 546,00kJ\)

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^o\)của phản ứng \(\frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{F_2}(g) \to HF(g)\)là

  • A.
    -546 kJ
  • B.
    546 kJ
  • C.
    -273 kJ
  • D.
    273 kJ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mỗi phương trình có hệ số khác nhau có giá trị biến thiên enthalpy khác nhau

Lời giải chi tiết :

H 2 (g) + F 2 (g) \( \to \) 2HF(g) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 546,00kJ\)

\(\frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{F_2}(g) \to HF(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 546,00kJ\): 2 = -273 kJ

Đáp án C

Câu 17 :

Bình “gas” sử dụng trong hộ gia đình A có chứa 10,76 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane và butane với tỉ lệ mol tương ứng là 3:7 (thành phần khác không đáng kể). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Hỏi trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt 1 bình khí “gas” trên của hộ gia đình A tương ứng với bao nhiêu số điện? (Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 67% và 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ).

  • A.
    89 số.
  • B.
    97 số.
  • C.
    101 số.
  • D.
    99 số.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích dựa vào dữ kiện đề bài

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của propane và butane lần lượt là 3x, 7x

\( \to \) 44.3x + 58.7x = 10,76.10 3

\( \to \) x = 20

\( \to \) n C3H8 = 60 mol, n C4H10 = 140 mol

Lượng nhiệt tiêu thụ của hộ gia đình là: (60.2220 + 140.2850).67% = 356574 kJ

\( \to \) Số điện tiêu thụ = 356574 : 3600 = 99 số

Đáp án D

Câu 18 :

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em sinh sống tại những khu vực có nguồn nước bị nhiễm Fluorine có chỉ số IQ trung bình sẽ thấp hơn so với những trẻ em sống tại vùng khác. Anion F- (fluoride) có độc tính mạnh với hệ thần kinh. Với lượng tương đối thấp: 0,2 gam ion Ftrên cơ thể có trọng lượng 70 kg có thể gây tử vong. Tuy nhiên, sự có mặt của anion fluoride lại giúp men răng chắc khỏe và chống chọi các bệnh về sâu răng, vì vậy anion fluoride được thêm vào nước uống đóng chai với nồng độ 1mg ion Ftrên 1L nước và bổ sung một lượng nhỏ dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) trong kem đánh răng. 1. Một bạn học sinh nặng khoảng 63kg sử dụng loại nước chứa ion Fvới lượng 1mg/1L để giúp men răng chắc khỏe, chống sâu răng. Sau khi đọc thông tin về độc tính của ion F- , bạn học sinh rất lo lắng. Hãy tính xem với thể tích nước mà bạn học sinh này uống một ngày là bao nhiêu lít thì ion Fcó trong nước đạt đến mức có thể gây độc tính?

  • A.
    160 lít.
  • B.
    180 lít.
  • C.
    200 lít.
  • D.
    170 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích dựa vào dữ kiện đề bài

Lời giải chi tiết :

Khối lượng F - gây độc trên cơ thể 63kg = 63.0,2/70 = 0,18 gam Thể tích nước mà bạn học sinh này uống một ngày thì ion F - có trong nước đạt đến mức có thể gây độc tính = 0,18.1000 = 180 lít

Đáp án B

Câu 19 :

Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, một người trưởng thành nên bổ sung 3,0 mg F- mỗi ngày dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) để ngăn ngừa sâu răng. Lượng NaF không gây độc cho cơ thể khi ở mức 3,19.10-2 gam/ 1 kg cơ thể. Một mẫu kem đánh răng chứa 0,28% NaF, hãy tính khối lượng mẫu kem đánh răng mà một người nặng 65 kg có thể nuốt nhưng không gây độc tính với cơ thể?

  • A.
    739,56 gam.
  • B.
    789,34 gam.
  • C.
    740,53 gam.
  • D.
    750,29 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích dữ kiện đề bài

Lời giải chi tiết :

Khối lượng mẫu kem đánh răng mà một người nặng 65 kg có thể nuốt nhưng không gây độc tính với cơ thể = 3,19.10 -2 .65/0,28% = 740,53 gam

Đáp án C


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi hóa 10, đề kiểm tra hóa 10 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 2