Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề số 11
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách Cánh diều đề số 11 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Lời má năm xưa
Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò:
Chim thằng chài có ngày mắc bẫy
Em cho anh hay anh hãy tránh xa
Mẹ cha không thể chịu hoà
Em đâu dám cãi để mà theo anh!
Mái không ấp trứng, không nuôi con. Con chào đời, tự thích nghi môi trường và rèn kĩ năng sống. Lúc trưởng thành, chúng nhìn nhau, tụ quần bảo vệ nhau và cứ thế tiếp tục trong cõi trần gian. Thằng chài chia sẻ con mồi nếu bạn tình hoặc đồng loại thiếu cái ăn. Nó nhường mặt nước ao hồ, sông rạch nhiều tôm cá cho những thẳng chài già yếu bệnh tật.
Vậy mà, hỏi nhỏ đám trẻ tụi tôi khoái rình bắn thằng chài đậu rình cá trên đầu bặp dừa nước bằng cái ná thun, đạn đất sét vo tròn. Thiệt là, chim rình cá, người rình chim... Cớ sự từ cái rình theo cuộc!
Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chải rớt bến sông. “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?". Má bảo tôi ra bến vớt nó lên. Tôi rửa mặt và làm theo lời má. Thằng chài rớt khi này đã được hai thằng chải khác dùng mỏ quắp qua bên kia mẽ rạch. Nó gãy cánh không chết, nằm sải lai. Tôi đem nó về nhà nuôi và trị thương. Đút cả nó không ăn, đút thứ gì cũng chẳng thèm. Tôi hối hận và bối rối. Mấy hôm, vết thương lành, thằng chài ốm nhóm chỉ chớp cánh, không thể bay vì đuối sức. Tôi mang nó ra vườn để dưới gốc mận gần cầu nước. Trời tỉnh mơ, buổi sáng nhà quê dịu và mát. Bảy thằng chài bu quanh bạn đút mỗi, thấy nó ăn tôi bắt thèm theo. Nó vươn đôi cánh như vươn vai, hót mấy tiếng chắc là cảm ơn và chào tôi.
Gió rung nắng, hương hoa mận bay khắp vườn. Tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm!”
Gần bảy mươi năm, từ lúc tôi dùng ná thun bắn thằng chài rớt bến sông; tôi không thể nào quên câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Đồng thời, tận đáy lòng, tôi cũng không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại câu chuyện cũ.
(Trích Trung họp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày ..., Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Chú thích: Chim thằng chài: còn gọi là chim bói cá
Câu 1. Chim thằng chài khi chào đời sẽ phải làm gì?
A. Đợi chim mẹ mang thức ăn về, không được ra khỏi tổ.
B. Tự đi kiếm ăn.
C. Đi hỗ trợ mẹ kiếm ăn.
D. Tự thích nghi môi trường và rèn kĩ năng sống.
Câu 2. Thú vui hồi nhỏ của “lũ chúng tôi” là gì?
A. Rình bắn thằng chài đậu rình cá trên đầu bặp dừa nước bằng cái ná thun, đạn đất sét vo tròn.
B. Xem những thằng chài bay qua bay lại trên mặt ao bắt cá.
C. Xem cách chim thằng chài làm tổ trên các ngọn cây và tìm cách bảo vệ chúng.
D. Chữa trị cho những con chim bị thương.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về người kể chuyện trong tác phẩm?
A. Người kể chuyện toàn tri có thể nắm bắt được cảm xúc của tất cả các nhân vật trong câu chuyện.
B. Người kể chuyện hạn chi trực tiếp tham dự vào câu chuyện, chứng kiến các sự kiện xảy ra.
C. Người kể chuyện toàn tri đồng thời cũng là một nhân vật trong truyện.
D. Người kể chuyện hạn tri đồng thời nắm bắt đặc cảm xúc của tấc cả các nhân vật trong câu chuyện.
Câu 4. Em hiểu cụm từ “thú diện nhơn tâm” trong văn bản nghĩa là gì?
A. Những loài động vật được con người nuôi nấng tỏ ra trung thành với chủ.
B. Tuy là động vật nhưng lại rất biết báo đáp người có ơn.
C. Mặt là loài cầm thú nhưng lòng dạ lại giống con người.
D. Mặt là loài cầm thú nhưng lại thông minh như con người.
Câu 5. Vì sao sau bao nhiêu năm nhớ lại câu chuyện cũ tác giả lại không thể dứt ra được?
A. Sau bao năm, tác giả không thể dứt ra được bởi ông ân hận vì đã làm tổn thương loài vật yếu ớt.
B. Tác giả không thể dứt ra được bởi ông vẫn chưa hiểu lí do vì sao năm đó người mẹ lại trách mắng.
C. Tác giả không thể dứt ra được vì ông không thể quên được vẻ đẹp của con chim năm đó.
D. Tác giả không dứt ra được vì kỉ niệm đó gắn liền với hình ảnh người mẹ mà ông hằng yêu thương.
Câu 6. Đánh giá nào dưới đây nói đúng về nhân vật má?
A. Má là người biết đến nhân quá báo ứng, không muốn con trai mình sau này sẽ gặp những điều xấu.
B. Má là người yêu thiên nhiên, cây cối, vạn vật. Má truyền lại cho con tình yêu và lòng trắc ẩn đó.
C. Má là người có đời sống rất nguyên tắc, nghiêm chỉnh và chính trực.
D. Má là người rất yêu thương con, rất nghiêm túc, khắt khe trong việc dạy con cái.
Câu 7. Theo em, trong câu chuyện trên ai là người trực tiếp đã cứu sống chim thằng chài? Vì sao em lại nhận định như vậy?
Câu 8. Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?
Câu 9. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?
II. VIẾT
Câu 1. Em suy nghĩ như thế nào về lòng trắc ẩn? Lòng trắc ẩn có cần thiết trong cuộc sống của con người hay không? Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
D |
A |
B |
C |
A |
B |
Câu 1. Chim thằng chài khi chào đời sẽ phải làm gì? A. Đợi chim mẹ mang thức ăn về, không được ra khỏi tổ. B. Tự đi kiếm ăn. C. Đi hỗ trợ mẹ kiếm ăn. D. Tự thích nghi môi trường và rèn kĩ năng sống. |
Phương pháp:
Đọc, tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Theo đoạn trích, chim thằng chài khi chào đời sẽ phải tự thích nghi với môi trường sống và rèn kĩ năng sống.
→ Đáp án: D
Câu 2. Thú vui hồi nhỏ của “lũ chúng tôi” là gì? A. Rình bắn thằng chài đậu rình cá trên đầu bặp dừa nước bằng cái ná thun, đạn đất sét vo tròn. B. Xem những thằng chài bay qua bay lại trên mặt ao bắt cá. C. Xem cách chim thằng chài làm tổ trên các ngọn cây và tìm cách bảo vệ chúng. D. Chữa trị cho những con chim bị thương. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
Theo văn bản, thú vui hồi nhỏ của “lũ chúng tôi” là: Rình bắn thằng chài đậu rình cá trên đầu bặp dừa nước bằng cái ná thun, đạn đất sét vo tròn.
→ Đáp án: A
Câu 3. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về người kể chuyện trong tác phẩm? A. Người kể chuyện toàn tri có thể nắm bắt được cảm xúc của tất cả các nhân vật trong câu chuyện. B. Người kể chuyện hạn chi trực tiếp tham dự vào câu chuyện, chứng kiến các sự kiện xảy ra. C. Người kể chuyện toàn tri đồng thời cũng là một nhân vật trong truyện. D. Người kể chuyện hạn tri đồng thời nắm bắt đặc cảm xúc của tấc cả các nhân vật trong câu chuyện. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản và kiến thức về người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm trên được kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong câu chuyện, trực tiếp tham dự, chứng kiến các sự kiện diễn ra trong chuyện. Tuy nhiên, người kể chuyện không biết rõ được những suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Vì vậy người kể chuyện trong tác phẩm này là người kể chuyện
hạn tri.
→ Đáp án: B
Câu 4. Em hiểu cụm từ “thú diện nhơn tâm” trong văn bản nghĩa là gì? A. Những loài động vật được con người nuôi nấng tỏ ra trung thành với chủ. B. Tuy là động vật nhưng lại rất biết báo đáp người có ơn. C. Mặt là loài cầm thú nhưng lòng dạ lại giống con người. D. Mặt là loài cầm thú nhưng lại thông minh như con người. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Cụm từ “thú diện nhơn tâm” tức là mặt là thú nhưng lòng dạ lại giống với con người.
→ Đáp án: C
Câu 5. Vì sao sau bao nhiêu năm nhớ lại câu chuyện cũ tác giả lại không thể dứt ra được? A. Sau bao năm, tác giả không thể dứt ra được bởi ông ân hận vì đã làm tổn thương loài vật yếu ớt. B. Tác giả không thể dứt ra được bởi ông vẫn chưa hiểu lí do vì sao năm đó người mẹ lại trách mắng. C. Tác giả không thể dứt ra được vì ông không thể quên được vẻ đẹp của con chim năm đó. D. Tác giả không dứt ra được vì kỉ niệm đó gắn liền với hình ảnh người mẹ mà ông hằng yêu thương. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Sau bao nhiêu năm, tác giả vẫn không thể quên được chuyện cũ bởi ông thấy hối hận và bối rối. Hối hận vì bản thân đã làm tổn thương một con vật bé nhỏ, có tình người và bối rối trước chính cái “thú diện nhơn tâm” của loài vật đó.
→ Đáp án: A
Câu 6. Đánh giá nào dưới đây nói đúng về nhân vật má? A. Má là người biết đến nhân quá báo ứng, không muốn con trai mình sau này sẽ gặp những điều xấu. B. Má là người yêu thiên nhiên, cây cối, vạn vật. Má truyền lại cho con tình yêu và lòng trắc ẩn đó. C. Má là người có đời sống rất nguyên tắc, nghiêm chỉnh và chính trực. D. Má là người rất yêu thương con, rất nghiêm túc, khắt khe trong việc dạy con cái. |
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.
Lời giải chi tiết
Đánh giá đúng nhất về nhân vật má: Má là người yêu thiên nhiên, cây cối, vạn vật. Má truyền lại cho con tình yêu và lòng trắc ẩn đó.
→ Đáp án: B
Câu 7. Theo em, trong câu chuyện trên ai là người trực tiếp đã cứu sống chim thằng chài? Vì sao em lại nhận định như vậy? |
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
- Người thực sự cứu sống chim thằng chài là nhân vật má.
- Lý giải:
Má chính là người thức tỉnh lòng trắc ẩn của đứa con qua câu nói: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” Từ sau câu nói này, đứa con đã thức tỉnh từ đó dành thời gian chăm sóc, cứu sống chim thằng chài.
Câu 8. Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì? |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
Việc lặp lại câu hỏi của người má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” cho thấy trong suy nghĩ của người mẹ bà đã đặt ngang sự sống của con người với con vật ngang nhau. Con vật cũng có quyền sống, không ai có quyền cướp đi sự sống của nó cũng như không ai có quyền cướp đi sự sống của chính chúng ta. Cũng chính từ câu nói này đã giúp nhân vật tôi thức tỉnh và thay đổi nhận thức, hành động của mình, đồng thời góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại.
Câu 9. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật? |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi” rút ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật: Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gần gũi với nhau. Mọi vật trên đời đều bình đẳng, đều được sống và có quyền được bảo vệ sự sống. Không ai có quyền được tước đoạt đi sự sống của một sinh vật khác.
PHẦN II – LÀM VĂN ( 4 điểm)
Câu 1. Em suy nghĩ như thế nào về lòng trắc ẩn? Lòng trắc ẩn có cần thiết trong cuộc sống của con người hay không? Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
* Đảm bảo kết cấu (mở bài, thân bài, kết bài).
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề.
- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng trắc ẩn trong cuộc sống của con người
b. Thân bài:
* Giải thích: Lòng trắc ẩn là phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó được biểu hiện thông qua sự rung cảm của con người trước những hoàn cảnh, những câu chuyện không vui trong cuộc sống của những người xung quanh.
* Bàn luận: Lòng trắc ẩn cần thiết trong cuộc sống của con người.
- Lòng trắc ấn tạo ra giá trị của con người. Khiến con người sống biết yêu thương hơn. Cuộc sống có tình yêu thương giống như một khu vườn đầy nắng.
- Lòng trắc ấn kéo người gần người hơn. Có rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp xuất phát từ lòng trắc ẩn.
- Lòng trắc ẩn có thể thay đổi, cảm hóa những con người lỡ lầm đường lạc lối.
- Lòng trắc ẩn tạo ra rất nhiều điều khì diệu trong cuộc sống.
* Bình luận mở rộng vấn để:
- Lòng trắc ẩn phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc. Lòng trắc ẩn đặt sai chỗ đôi khi còn là điều kiện để cái ác tiếp tục diễn ra.
- Cần bồi đắp lòng trắc ẩn của bản thân. Tránh xa lối sống vô xảm, lạnh lùng.
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.