Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề số 12
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách Cánh diều đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tùng - Nguyễn Trãi
I
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông (1).
Lâm tuyền ai rặng (2) già làm khách,
Tài đống lương (3) cao ắt cả dùng (4).
II.
Đống lương tài có mấy bằng mày,
Nhà cả (5) đòi phen chống khoẻ thay.
Cội rễ bền day (6) chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng (7) nhiều ngày
III.
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh (8) càng khoẻ thay.
Hổ phách phục linh (9) nhìn mới biết,
Dành còn để trợ (10) dân này.
(1): ba tháng mùa đông
(2): ai bảo
(3): tài làm rường cột
(4): dùng được vào việc lớn
(5): chữ Hán là đại hạ; có câu Nhất mộc chi
đại hạ (Một cây chống đỡ tòa nhà lớn). Cả câu
ý nói mấy phen từng làm việc lớn.
(6): lay qua, lay lại để làm nghiêng ngả
(7): chịu đựng
(8): thuốc giúp sống lâu
(9): hổ phách, phục linh: những loại thuốc quý giúp sống lâu
(10): trợ: giúp
Câu 1. Bài thơ Tùng sử dụng lối gieo vần nào?
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách
Câu 2. Hai câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thuở ba đông đã miêu tả đặc điểm nào của cây tùng?
A. Hình thể độc đáo.
B. Cách chăm sóc kì công.
C. Màu sắc lạ lùng.
D. Sức sống kiên cường.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu chính xác ý nghĩa biểu tượng của cây tùng?
A. Người công tử
B. Người phụ nữ
C. Người dân nghèo
D. Người tha hương
Câu 4. Hai câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thuở ba đông đã miêu tả đặc điểm nào của cây tùng?
A. Hình thể độc đáo.
B. Cách chăm sóc kì công.
C. Màu sắc lạ lùng.
D. Sức sống kiên cường.
Câu 5. Câu thơ Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày giúp em hiểu gì về tình cảnh của chủ thể trữ tình?
A. Thanh thản hòa mình vào thiên nhiên.
B. Chua xót khi bị triều đình "ruồng bỏ".
C. Đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan.
D. Bất bình trước triều định phong kiến.
Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu chính xác vẻ đẹp riêng của cây tùng trong thơ Nguyễn Trãi?
A. Cốt cách thanh cao, ngạo nghễ.
B. Khát vọng gắn bó với cuộc đời.
C. Dáng hình mạnh mẽ, rắn rỏi.
D. Ý chí kiên cường, quả quyết.
Câu 7. Hai câu thơ sau diễn tả tâm sự gì của nhân vật trữ tình?
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng?
Câu 8. Bốn câu thơ sau đã khắc họa những phẩm chất nào của cây tùng?
Đống lương tài có mấy bằng mày,
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay.
Cội rễ bền dời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.
Câu 9. Hình ảnh thuốc trường sinh, hổ phách, phục linh thể hiện ước nguyện gì của nhân vật trữ tình?
II. VIẾT
Câu 1. Viết một bài luận ngắn (khoảng 400-500 từ) để trả lời câu hỏi: hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
B |
D |
A |
D |
B |
B |
Câu 1. Bài thơ Tùng sử dụng lối gieo vần nào? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách |
Phương pháp:
Căn cứ vào kiến thức đã học về cách gieo vần trong thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ sư dụng lối gieo vần: Vần chân.
→ Đáp án: B
Câu 2. Hai câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thuở ba đông đã miêu tả đặc điểm nào của cây tùng? A. Hình thể độc đáo. B. Cách chăm sóc kì công. C. Màu sắc lạ lùng. D. Sức sống kiên cường. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thuở ba đông đã miêu tả sức sống kiên cường của cây tùng.
→ Đáp án: D
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu chính xác ý nghĩa biểu tượng của cây tùng? A. Người công tử B. Người phụ nữ C. Người dân nghèo D. Người tha hương |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa biểu tượng của cây tùng: người quân tử.
→ Đáp án: A
Câu 4. Hai câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thuở ba đông đã miêu tả đặc điểm nào của cây tùng? A. Hình thể độc đáo. B. Cách chăm sóc kì công. C. Màu sắc lạ lùng. D. Sức sống kiên cường. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thuở ba đông đã miêu tả sức sống kiên cường của cây tùng.
→ Đáp án: D
Câu 5. Câu thơ Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày giúp em hiểu gì về tình cảnh của chủ thể trữ tình? A. Thanh thản hòa mình vào thiên nhiên. B. Chua xót khi bị triều đình "ruồng bỏ". C. Đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan. D. Bất bình trước triều định phong kiến. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
Tình cảnh của chủ thể trữ tình: Chua xót khi bị triều đình ruồng bỏ.
→ Đáp án: B
Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu chính xác vẻ đẹp riêng của cây tùng trong thơ Nguyễn Trãi? A. Cốt cách thanh cao, ngạo nghễ. B. Khát vọng gắn bó với cuộc đời. C. Dáng hình mạnh mẽ, rắn rỏi. D. Ý chí kiên cường, quả quyết. |
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Vẻ đẹp riêng của cây tùng trong thơ Nguyễn Trãi: Khát vọng gắn bó với cuộc đời.
→ Đáp án: B
Câu 7. Hai câu thơ sau diễn tả tâm sự gì của nhân vật trữ tình? Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng? |
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng?
- Niềm tin của Nguyễn Trãi một ngày sẽ được ra giúp dân giúp nước.
Câu 8. Bốn câu thơ sau đã khắc họa những phẩm chất nào của cây tùng? Đống lương tài có mấy bằng mày, Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay. Cội rễ bền dời chẳng động, Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày. |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Đống lương tài có mấy bằng mày,
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay.
Cội rễ bền dời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.
- Ý thức được tài năng của mình. Ý thức được tầm quan trọng của mình đối với thời cuộc.
→ Phẩm chất kiên định, mạnh mẽ tư tin của cây tùng.
Câu 9. Hình ảnh thuốc trường sinh, hổ phách, phục linh thể hiện ước nguyện gì của nhân vật trữ tình? |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
Hình ảnh thuốc trường sinh, hổ phách, phục linh thể hiện ước nguyện: Khỏe mạnh, vững vàng, kiên định để có thể giúp dân, giúp nước.
PHẦN II – LÀM VĂN ( 4 điểm)
Câu 1. Viết một bài luận ngắn (khoảng 400-500 từ) để trả lời câu hỏi: hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
* Đảm bảo kết cấu (mở bài, thân bài, kết bài). Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân mình (có lý lẽ thuyết phục).
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề:
- Nêu vấn đề: Hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng, nên hay không?
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Lợi ích cá nhân là những giá trị tốt đẹp mang lại cho cá nhân.
- Lợi ích cộng đồng là những giá trị tốt đẹp mang lại cho cộng đồng.
→ Về cơ bản lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lợi ích cá nhân xung đột với lợi ích cộng đồng.
* Bàn luận:
(ví dụ quan điểm là “nên”)
- Lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích cộng đồng. Hi sinh cho lợi ích cộng đồng chính là bảo vệ lợi ích cá nhân.
- Đây là một sự biết ơn với cộng đồng, thể hiện sự cư xử trước sau. Những giá trị ngày hôm nay là kết quả cống hiến những thế hệ đi trước. Việc hi sinh cho cộng đồng như một cách trả nghĩa – một trong những cách cư xử đương nhiên.
(ví dụ quan điểm là “ không nên”)
- Con người trước hết phải biết yêu bản thân thì mới có thể lo cho cộng đồng. Nếu từng cá nhân không biết tự chăm lo cho bản thân thì lợi ích cộng đồng không còn nghĩa lí.
- Nếu chỉ bắt con người hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cộng đồng thì đó chính là sự giả dối.
→ Có những lúc buộc phải hi sinh cá nhân cho cộng đồng nhưng về cơ bản lợi ích cá nhân cần được hài hòa trong lợi ích cộng đồng.
* Đánh giá:
- Cuộc sống luôn đặt ta trước những lựa chọn khó khăn. Đôi khi việc hi sinh vì lợi ích cộng đồng khiến con người nhận ra lợi ích cá nhân.
→ Chúng ta có thể hiểu về giá trị của cuộc đời, biết sống sao cho không hoài phí cuộc đời.
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.