Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề số 14
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách Cánh diều đề số 14 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Thính vũ – Nguyễn Trãi
Phiên âm: Tịch mịch u trai lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.
Dịch thơ: Vắng vẻ trong phòng tối tăm,
Suốt đêm nghe tiếng trời mưa.
Tiếng não nùng làm kinh động gối khách,
Giọt thánh thót suốt mấy canh tàn.
Cách bụi trúc tiếng khua nhặt vào cửa sổ,
Lẫn tiếng chuông vẳng vào giấc mơ nhẹ nhàng.
Ngâm rồi vẫn không ngủ được,
Nghe đứt nối cho đến trời bình minh.
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Ngũ ngôn bát cú.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
Câu 2. Bài thơ Thính vũ sử dụng nhịp thơ nào?
A. 4/3
B.1/4
C. 2/3
D. 3/2
Câu 3. Hai câu thơ sau gợi tả khung cảnh nào?
Tịch mịch u trai lí
Chung tiêu thính vũ thanh
A. Khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, kì vĩ.
B. Khung cảnh thôn quê đơn sơ, giản dị.
C. Khung cảnh đêm mưa vắng vẻ, cô quạnh.
D. Khung cảnh ngày mưa tiêu điều, xơ xác.
Câu 4. Điều gì đã khiến chủ thể trữ tình bất mị? (không ngủ được).
A. Tiếng mưa dữ dội.
B. Niềm vui đón bình minh
C. Tiếng chuông văng vẳng.
D. Những nỗi niềm trăn trở.
Câu 5. Hình ảnh tiếng mưa nhập mộng thanh (vẳng vào giấc mơ) giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ?
A. Sự dữ dội của thiên nhiên luôn ám ảnh con người.
B. Thiên nhiên luôn đồng điệu với tâm tư, nỗi lòng của con người.
C. Con người luôn khao khát hòa nhập trọn vẹn với thiên nhiên.
D. Thiên nhiên và con người luôn trong mối xung đột.
Câu 6. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Thính vũ là gì?
A. Cảm hứng thế sự.
B. Cảm hứng nhân đạo
C. Cảm hứng anh hùng ca.
D. Cảm hứng thiên nhiên
Câu 7. Nhận xét về bút pháp tương phản đối lập được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Câu 8. Những cảm nhận về cơn mưa qua hai câu thơ Cách trúc xao song mật/ Hòa chung nhập mộng thanh giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình?
Câu 9. Vì sao trong hai câu thơ cuối, nhân vật trữ tình lại Ngâm dư hồn bất mị/ Đoạn tục đáo thiên minh?
II. VIẾT:
Câu 1. Viết bài luận ngắn (khoảng 400-500 chữ) để trả lời câu hỏi: Bạn lựa chọn con đường nào để khẳng định bản lĩnh của bản thân giữa cuộc đời?
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
B |
C |
C |
C |
B |
A |
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Ngũ ngôn bát cú. C. Thất ngôn bát cú. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. |
Phương pháp:
Dựa vào số từ trong câu, số câu trong bài
Lời giải chi tiết
Bài thơ trên được làm theo thể ngũ ngôn bát cú.
→ Đáp án: B
Câu 2. B ài thơ Thính vũ sử dụng nhịp thơ nào? A. 4/3 B.1/4 C. 2/3 D. 3/2 |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Thính Vũ sử dụng nhịp thơ 2/3
→ Đáp án: B
Câu 3. Hai câu thơ sau gợi tả khung cảnh nào? Tịch mịch u trai lí Chung tiêu thính vũ thanh A. Khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, kì vĩ. B. Khung cảnh thôn quê đơn sơ, giản dị. C. Khung cảnh đêm mưa vắng vẻ, cô quạnh. D. Khung cảnh ngày mưa tiêu điều, xơ xác. |
Phương pháp:
Đọc kĩ hai câu thơ
Chú ý các chi tiết tiêu biểu
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ “Tịch mịch u trai lí/Chung tiêu thính vũ thanh” gợi tả khung cảnh đêm mưa vắng vẻ, cô quạnh.
→ Đáp án: C
Câu 4. Điều gì đã khiến chủ thể trữ tình bất mị? (không ngủ được). A. Tiếng mưa dữ dội. B. Niềm vui đón bình minh C. Tiếng chuông văng vẳng. D. Những nỗi niềm trăn trở. |
Phương pháp:
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
Tiếng chuông văng vẳng đã khiến chủ thể trữ tình không ngủ được.
→ Đáp án: C
Câu 5. Hình ảnh tiếng mưa nhập mộng thanh (vẳng vào giấc mơ) giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ? A. Sự dữ dội của thiên nhiên luôn ám ảnh con người. B. Thiên nhiên luôn đồng điệu với tâm tư, nỗi lòng của con người. C. Con người luôn khao khát hòa nhập trọn vẹn với thiên nhiên. D. Thiên nhiên và con người luôn trong mối xung đột. |
Phương pháp:
Phân tích hình ảnh tiếng mưa
Nêu quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Theo đọa trích, thiên nhiên luôn đồng điệu với tâm tư và nỗi lòng của con người.
→ Đáp án: B
Câu 6. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Thính vũ là gì? A. Cảm hứng thế sự. B. Cảm hứng nhân đạo C. Cảm hứng anh hùng ca. D. Cảm hứng thiên nhiên |
Phương pháp giải
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Thính Vũ: Cảm hứng thế sự
→ Đáp án: A
Câu 7. Nhận xét về bút pháp tương phản đối lập được sử dụng trong bốn câu thơ đầu. |
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Bút pháp tương phản, đối lập được sử dụng trong bốn câu thơ đầu:
- Tương phản giữa tiếng mưa với sự vắng vẻ trong căn phòng tối. Tiếng mưa góp phàn khiến tâm trạng người nghe trở nên cô quạnh.
→ Tiếng mưa không chỉ thể hiện khung cảnh của thiên nhiên mà còn thể hiện được tâm trạng của cá nhân.
Câu 8. Những cảm nhận về cơn mưa qua hai câu thơ Cách trúc xao song mật/ Hòa chung nhập mộng thanh giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình? |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Học sinh đưa ra quan điểm của mình, có lý giải hợp lý.
Gợi ý:
- Tâm hồn tĩnh lặng, nhạy cảm luôn sẵn sàng đón nhận mọi sự thay đổi tinh tế.
- Tâm hồn rộng mở.
→ Nhân vật trữ tình với một tâm hồn nhạy cảm, nghệ sĩ tinh tế, tài hoa. Hơn hết, đây là con người mang nặng những ưu tư về cuộc đời.
Câu 9. Vì sao trong hai câu thơ cuối, nhân vật trữ tình lại Ngâm dư hồn bất mị/ Đoạn tục đáo thiên minh? |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
- Cảnh đêm mưa đẹp quá nên nhân vật trữ tình khó mà bình tâm để ngủ được.
- Con người ưu thời mẫn thế, nhạy bén tinh tế quá nên không thể yên giấc được.
PHẦN II – LÀM VĂN ( 4 điểm)
Câu 1. Viết bài luận ngắn (khoảng 400-500 chữ) để trả lời câu hỏi: Bạn lựa chọn con đường nào để khẳng định bản lĩnh của bản thân giữa cuộc đời?
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
* Đảm bảo kết cấu (mở bài, thân bài, kết bài).
a. Mở bài:
- Nêu vấn đề: Lựa chọn con đường nào dể khẳng định bản lĩnh của bản thân giữa cuộc đời.
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Khẳng định bản lĩnh là gì? Khẳng định bản lĩnh là khi con người thể hiện rõ ý chí, quyết tâm của mình cho dù điều đó chưa được xã hội công nhận.
- Con đường: là cách thức. → Có rất nhiều cách thức (sống lánh xa cuộc đời hoặc hòa nhập vào cuộc đời).
* Trình bày lựa chọn của mình: Học sinh tự đưa ra lựa chọn cho bản thân mình (có giải thích hợp lý).
Ví dụ: Chọn lánh xa:
- Thể hiện bản lĩnh con người khi có thể lánh xa những thú vui của cuộc đời. Tránh xa những thứ danh lợi có sự hấp dẫn, hào nhoáng ban đầu.
- Để tránh xa được tự bạn phải có một cuộc sống phong phú, có niềm vui riêng mình.
Ví dụ: Hòa nhập
- Hòa nhập cuốc đời vừa giúp ích cho bản thân, vừa giúp ích cho cuộc đời.
- Hòa nhập cuộc đời thể hiện bản lĩnh cứng cỏi của con người biết đứng dậy sau vấp ngã ......
* Có thể lựa chọn kết hợp cả hai vừa có thể hòa nhập với cuộc đời vừa có thể có những giây phút giành riêng cho mình mà không chịu tác động của cuộc đời tuy từng hoàn cảnh.
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.