Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

( Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Câu 1.2

Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1.3

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Điệp

Câu 1.4

Đoạn văn nói về vấn đề gì?

  • A.

    Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

  • B.

    Miêu tả sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật, con người

  • C.

    Miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật trên mảnh đất khô cằn.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Cổ phong

  • D.

    Thất ngôn trường thiên

Câu 3 :

Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại

  • B.

    Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

  • C.

    Tiếng muỗi vo ve

  • D.

    Tiếng đoàn tàu

Câu 4 :

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Câu 5 :

Hình ảnh xuất hiện ở phần đầu và phần cuối truyện Chí Phèo là hình ảnh:

  • A.

    Tiếng chửi

  • B.

    Bát cháo hành

  • C.

    Cái lò gạch cũ

  • D.

    Tiếng chim hót

Câu 6 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Câu 8 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Có hai kiểu so sánh, đó là:

  • A.

    So sánh tương đồng

  • B.

    So sánh tương cận

  • C.

    So sánh tương phản

  • D.

    Đáp án A và C

Câu 10 :

Tập thơ Lưu hương kí được phát hiện năm bao nhiêu?

  • A.

    1963

  • B.

    1964

  • C.

    1965

  • D.

    1966

Câu 11 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A.

    “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

  • B.

    “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

  • C.

    “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

  • D.

    “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Câu 12 :

Người viết Chiếu cầu hiền là ai?

  • A.

    Lê Thánh Tông

  • B.

    Thân Nhân Trung

  • C.

    Quang Trung

  • D.

    Ngô Thì Nhậm

Câu 13 :

Tài năng Ngô Thì Nhậm được phát huy cao độ trong giai đoạn nào?

  • A.

    Phò tá vua Quang Trung

  • B.

    Phò tá chúa Trịnh

  • C.

    Phò tá vua Lê

  • D.

    Tất cả đều sai

Câu 14 :

Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:

  • A.

    Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ

  • B.

    Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

  • C.

    Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

  • D.

    Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Câu 15 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B.

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C.

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D.

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Câu 16 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Câu 17 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Câu 18 :

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử

Vương Chiêu Quân

Gia Cát

Nguyên Lượng

Tây Thi

Hàn Dũ

Liêm, Trạc

Câu 19 :

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục”

Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào?

A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen – chê.

B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời

D. Sống là người trung thần, làm tròn đạo nghĩa vua tôi.

E. Tất cả các đáp án trên

F. Đáp án A, B, C.

Câu 20 :

Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình Nho giáo

  • B.

    Gia đình nông dân

  • C.

    Gia đình quan lại sa sút

  • D.

    Gia đình công chức gốc quan lại

Câu 21 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • A.

    “Một bàn cờ thế phút sa tay”

  • B.

    “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”

  • C.

    “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

  • D.

    “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Câu 22 :

Khi phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo những yêu câu nào?

  • A.

    Ngắn gọn, rõ ràng

  • B.

    Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn

  • C.

    Làm rõ chủ đề, các câu liên kết với nhau và sắp xếp theo một trình tự hợp lí

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 23 :

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”

Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?

Lấy động tả tĩnh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đảo ngữ

Câu 24 :

Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện:

  • A.

    Tình cảm thương xót đối với người đã khuất

  • B.

    Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 25 :

Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

  • A.

    Quê mùa

  • B.

    Về núi

  • C.

    Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 26 :

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?

  • A.

    Số đỏ

  • B.

    Giông tố

  • C.

    Vỡ đê

  • D.

    Lấy nhau vì tình

Câu 27 :

Vũ Như Tô là một vở bi hài kịch. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 28 :

Truyện ngắn Những truyện không muốn viết của Nam Cao thuộc đề tài:

Người trí thức nghèo

Người nông dân nghèo

Câu 29 :

Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết và dạng nói. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 30 :

Tác phẩm nào đã nói đến sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ ?

  • A.

    Tự tình (bài II)

  • B.

    Khóc Dương Khuê

  • C.

    Thương vợ

  • D.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Câu 31 :

Đáp án nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?

  • A.

    Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau

  • B.

    Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.

  • C.

    Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ với nhau

  • D.

    Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau

Câu 32 :

Nhận định sau đây về bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

“Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”

Đúng
Sai
Câu 33 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Cuối năm 1859

  • B.

    Cuối năm 1860

  • C.

    Cuối năm 1861

  • D.

    Cuối năm 1862

Câu 34 :

Điền các từ trong bảng vào đoạn văn dưới đây để hoàn chỉnh tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ.

An và Liên
thế giới khác
bóng tối
chuyến tàu đêm
Hà Nội
phố huyện
Truyện xoay quanh hai đứa trẻ (1) ..... Chúng đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở (2) ..... Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi (3) ..... - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ đi nhặt nhạnh đồ thừa, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Xung quanh cuộc sống của chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm,…Thế nhưng chừng ấy người trong (4) ..... vẫn hi vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ (5) ..... chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Chuyến tàu mang theo ánh sáng, mang kỉ niệm về Hà Nội huyên náo. Con tàu như đã đem một chút (6) ..... đi qua. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
Câu 35 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Sáng 16/8, Bộ Y tế công bố ca Covid-19 thứ 951 tại Việt Nam. Đây là bệnh nhân trở về từ Guinea Xích Đạo từ ngày 29/7, sau xét nghiệm lần 4 phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

CA BỆNH 951 (BN951) là bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Yên Thành, Nghệ An. Ngày 29/7/2020 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6, được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngay sau nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 4 ngày 14/8/2020 dương tính với virus SARS-CoV-2.

(Theo Dantri)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 36 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình.

  • B.

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục.

  • C.

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 37 :

Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác những thành phần câu có tác dụng liên kết ý trong văn bản ?

  • A.

    Chủ ngữ ; thành phần phụ chú ý trạng ngữ chỉ tình huống

  • B.

    Chủ ngữ trong kiểu câu bị động ; khởi ngữ; trạng ngữ chỉ tình huống

  • C.

    Chủ ngữ; thành phần phụ chú ; khởi ngữ

  • D.

    Khởi ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huống

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

( Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 1.2

Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 1.3

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Điệp

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

-  Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: so sánh, liệt kê, điệp.

- Tác dụng: Tái hiện sự hồi sinh của cảnh vật và cuộc sống con người.

Câu 1.4

Đoạn văn nói về vấn đề gì?

  • A.

    Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

  • B.

    Miêu tả sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật, con người

  • C.

    Miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật trên mảnh đất khô cằn.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung chính

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

Câu 2 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Cổ phong

  • D.

    Thất ngôn trường thiên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể thơ : Thất ngôn bát cú

Câu 3 :

Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại

  • B.

    Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

  • C.

    Tiếng muỗi vo ve

  • D.

    Tiếng đoàn tàu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Âm thanh xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn:

- Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại

- Tiếng ếch nhài kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

- Tiếng muỗi vo ve

Câu 4 :

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

- Khái niệm "chất thơ": chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

- Nội dung và nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ

Chứng minh:

Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồm trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh

+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu

+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương

Nghệ thuật:

+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.

+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.

Câu 5 :

Hình ảnh xuất hiện ở phần đầu và phần cuối truyện Chí Phèo là hình ảnh:

  • A.

    Tiếng chửi

  • B.

    Bát cháo hành

  • C.

    Cái lò gạch cũ

  • D.

    Tiếng chim hót

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, được tác giả Nam Cao xây dựng với một ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Câu 6 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Câu 7 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn SGK - 18

Lời giải chi tiết :

Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 8 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước

Câu 9 :

Có hai kiểu so sánh, đó là:

  • A.

    So sánh tương đồng

  • B.

    So sánh tương cận

  • C.

    So sánh tương phản

  • D.

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Có hai kiểu so sánh: so sánh tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và so sánh tương phản (chỉ ra những nét khác nhau)

Câu 10 :

Tập thơ Lưu hương kí được phát hiện năm bao nhiêu?

  • A.

    1963

  • B.

    1964

  • C.

    1965

  • D.

    1966

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lưu hương kí được phát hiện năm 1964.

Câu 11 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A.

    “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

  • B.

    “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

  • C.

    “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

  • D.

    “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh sai: “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

Câu 12 :

Người viết Chiếu cầu hiền là ai?

  • A.

    Lê Thánh Tông

  • B.

    Thân Nhân Trung

  • C.

    Quang Trung

  • D.

    Ngô Thì Nhậm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm.

Câu 13 :

Tài năng Ngô Thì Nhậm được phát huy cao độ trong giai đoạn nào?

  • A.

    Phò tá vua Quang Trung

  • B.

    Phò tá chúa Trịnh

  • C.

    Phò tá vua Lê

  • D.

    Tất cả đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn phò tá vua Quang Trung, tài năng của ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực : chính trị, quân sự, ngoại giao.

Câu 14 :

Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:

  • A.

    Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ

  • B.

    Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

  • C.

    Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

  • D.

    Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

Câu 15 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B.

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C.

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D.

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

Câu 16 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Câu 17 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thái độ của triều đình như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Câu 18 :

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử

Vương Chiêu Quân

Gia Cát

Nguyên Lượng

Tây Thi

Hàn Dũ

Liêm, Trạc

Đáp án

Vương Chiêu Quân

Tây Thi

Lời giải chi tiết :

Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.

Câu 19 :

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục”

Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào?

A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen – chê.

B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời

D. Sống là người trung thần, làm tròn đạo nghĩa vua tôi.

E. Tất cả các đáp án trên

F. Đáp án A, B, C.

Đáp án

F. Đáp án A, B, C.

Lời giải chi tiết :

Quan niệm sống được thể hiện qua bốn câu thơ trên:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong”

=> Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung, tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả vật chất và tinh thần.

- “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.

Không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục, sống thoát tục.

=> Sống không giống ai, sống ngất ngưởng.

Câu 20 :

Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình Nho giáo

  • B.

    Gia đình nông dân

  • C.

    Gia đình quan lại sa sút

  • D.

    Gia đình công chức gốc quan lại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thạch Lam sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại

Câu 21 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • A.

    “Một bàn cờ thế phút sa tay”

  • B.

    “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”

  • C.

    “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

  • D.

    “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây” . Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.

Câu 22 :

Khi phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo những yêu câu nào?

  • A.

    Ngắn gọn, rõ ràng

  • B.

    Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn

  • C.

    Làm rõ chủ đề, các câu liên kết với nhau và sắp xếp theo một trình tự hợp lí

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Khi phỏng vấn, câu hỏi vô cùng quan trọng:

- Ngắn gọn, rõ ràng

- Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn

- Câu hỏi làm rõ chủ đề phỏng vấn, các câu liên kết với nhau và sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Câu 23 :

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”

Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?

Lấy động tả tĩnh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đảo ngữ

Đáp án

Lấy động tả tĩnh

Nhân hóa

Đảo ngữ

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật được sử dụng:

- Đảo ngữ: đảo từ láy “thỏ thẻ” và “lững lờ” lên đầu câu

- Nhân hóa: “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng chày kinh.

=> Không gian lắng đọng, thanh tịnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiêng liêng của đạo Phật.

Câu 24 :

Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện:

  • A.

    Tình cảm thương xót đối với người đã khuất

  • B.

    Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở đầu: “Hỡi ôi!”:

- Tiếng than thể hiện tình cảm thương xót đối với người đã khuất

- Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm

=> Tiếng than lay động lòng người, nỗi xót xa, đau đớn trong lòng của tác giả

Câu 25 :

Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

  • A.

    Quê mùa

  • B.

    Về núi

  • C.

    Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Quê mùa : Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập với thành thị. Đây là cách nói của một nhà nho ẩn dật lánh đời có thái độ xem thường danh lợi.

- Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, về núi : Tác giả băn khoăn nếu mình chữa bệnh cho thế tử có kết quả ngay thì sẽ bị dnah lợi nó ràng buộc, không làm sao “về núi” nữa. Đây là những từ ngữ trực tiếp tác giả nói về danh lợi.

Câu 26 :

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?

  • A.

    Số đỏ

  • B.

    Giông tố

  • C.

    Vỡ đê

  • D.

    Lấy nhau vì tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)

Câu 27 :

Vũ Như Tô là một vở bi hài kịch. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Vũ Như Tô là một vở bi kịch lịch sử.

Câu 28 :

Truyện ngắn Những truyện không muốn viết của Nam Cao thuộc đề tài:

Người trí thức nghèo

Người nông dân nghèo

Đáp án

Người trí thức nghèo

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn Những truyện không muốn viết thuộc đề tài người trí thức nghèo.

Câu 29 :

Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết và dạng nói. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Báo chí tồn tại ở hai dạng:

+ Dạng viết (báo viết)

+ Dạng nói (đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình)

+ Ngoài ra còn có loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh.

Câu 30 :

Tác phẩm nào đã nói đến sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ ?

  • A.

    Tự tình (bài II)

  • B.

    Khóc Dương Khuê

  • C.

    Thương vợ

  • D.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung các tác phẩm đã học

Lời giải chi tiết :

Thương vợ của Tú Xương ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.

Câu 31 :

Đáp án nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?

  • A.

    Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau

  • B.

    Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.

  • C.

    Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ với nhau

  • D.

    Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau

Câu 32 :

Nhận định sau đây về bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

“Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.

Câu 33 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Cuối năm 1859

  • B.

    Cuối năm 1860

  • C.

    Cuối năm 1861

  • D.

    Cuối năm 1862

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1861, vào đêm 14 – 12, nghĩa quân tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng lại thất bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.

Câu 34 :

Điền các từ trong bảng vào đoạn văn dưới đây để hoàn chỉnh tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ.

An và Liên
thế giới khác
bóng tối
chuyến tàu đêm
Hà Nội
phố huyện
Truyện xoay quanh hai đứa trẻ (1) ..... Chúng đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở (2) ..... Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi (3) ..... - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ đi nhặt nhạnh đồ thừa, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Xung quanh cuộc sống của chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm,…Thế nhưng chừng ấy người trong (4) ..... vẫn hi vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ (5) ..... chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Chuyến tàu mang theo ánh sáng, mang kỉ niệm về Hà Nội huyên náo. Con tàu như đã đem một chút (6) ..... đi qua. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
Đáp án
An và Liên
thế giới khác
bóng tối
chuyến tàu đêm
Hà Nội
phố huyện
Truyện xoay quanh hai đứa trẻ (1)
An và Liên
Chúng đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở (2)
Hà Nội
Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi (3)
phố huyện
- một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ đi nhặt nhạnh đồ thừa, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Xung quanh cuộc sống của chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm,…Thế nhưng chừng ấy người trong (4)
bóng tối
vẫn hi vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ (5)
chuyến tàu đêm
chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Chuyến tàu mang theo ánh sáng, mang kỉ niệm về Hà Nội huyên náo. Con tàu như đã đem một chút (6)
thế giới khác
đi qua. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
Lời giải chi tiết :

Truyện xoay quanh hai đứa trẻ (1) An và Liên . Chúng đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở (2) Hà Nội . Do gia đình sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi (3) phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ đi nhặt nhạnh đồ thừa, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Xung quanh cuộc sống của chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm,…Thế nhưng chừng ấy người trong (4) bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện chờ (5) chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyển tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Chuyến tàu mang theo ánh sáng, mang kỉ niệm về Hà Nội huyên náo. Con tàu như đã đem một chút (6) thế giới khác đi qua. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Câu 35 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Sáng 16/8, Bộ Y tế công bố ca Covid-19 thứ 951 tại Việt Nam. Đây là bệnh nhân trở về từ Guinea Xích Đạo từ ngày 29/7, sau xét nghiệm lần 4 phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

CA BỆNH 951 (BN951) là bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Yên Thành, Nghệ An. Ngày 29/7/2020 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6, được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngay sau nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 4 ngày 14/8/2020 dương tính với virus SARS-CoV-2.

(Theo Dantri)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học.

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 36 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình.

  • B.

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục.

  • C.

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện: Huấn Cao – một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.

Câu 37 :

Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác những thành phần câu có tác dụng liên kết ý trong văn bản ?

  • A.

    Chủ ngữ ; thành phần phụ chú ý trạng ngữ chỉ tình huống

  • B.

    Chủ ngữ trong kiểu câu bị động ; khởi ngữ; trạng ngữ chỉ tình huống

  • C.

    Chủ ngữ; thành phần phụ chú ; khởi ngữ

  • D.

    Khởi ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huống

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thành phần câu

Lời giải chi tiết :

Những thành phần câu có tác dụng liên kết ý trong văn bản: Khởi ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huống.


Cùng chủ đề:

Đề thi Ngữ Văn 11, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết