Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc  trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Câu 1.2

Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:

  • A.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ

  • B.

    Những kiến thức căn bản về cảm xúc

  • C.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc

  • D.

    Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người

Câu 1.3

Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

  • B.

    Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

  • C.

    Là người hiểu rõ bản thân mình

  • D.

    Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Rèn trí tuệ cảm xúc

  • B.

    Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

  • C.

    Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.

  • D.

    Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân

Câu 2 :

Từ ấy được in trong tập thơ nào?

  • A.

    Máu và hoa

  • B.

    Ra trận

  • C.

    Từ ấy

  • D.

    Ta với ta

Câu 3 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Câu 4 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương ?

  • A.

    Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XIX, vởi tư tưởng mới mẻ, táo bạo, đầy nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước

  • B.

    Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, vởi tư tưởng mới mẻ, táo bạo, đầy nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước

  • C.

    Khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với “cái tôi” phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát khẳng định mình giữa cuộc đời.

  • D.

    Đáp án A và C

Câu 5 :

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Hoán dụ

Câu 6 :

Hai câu thơ đầu của khổ 4 bài thơ Tràng giang đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Bình minh

  • B.

    Giữa trưa

  • C.

    Chiều tà

  • D.

    Đêm tối

Câu 7 :

Câu thơ cuối của bài thơ Lai Tân bộc lộ thái độ gì của tác giả?

Châm biếm, đả kích, mỉa mai

Ca ngợi, tự hào

Trân trọng, biết ơn

Câu 8 :

Cuộc sống hạ giới qua lời kể của thi nhân trong tác phẩm Hầu trời như thế nào?

Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu

Văn chương không được coi trọng

Cả hai đáp án trên

Câu 9 :

Trong khổ một bài thơ Tràng giang , hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:

  • A.

    Thuyền về nước lại

  • B.

    Củi một cành khô

  • C.

    Sóng gợn

  • D.

    Con thuyền xuôi mái

Câu 10 :

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?

  • A.

    Nhát như thỏ đế

  • B.

    Con ốc nằm co

  • C.

    Mũ ni che tai

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Câu 11 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đây này, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có một người mới chết tên là Bê-li-cốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp. Chắc là anh cũng nghe tên ông này rồi. Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông

…Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!

(Người trong bao – Sê-khốp)

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Nhận xét của bác sĩ thú y I-van – người nghe chuyện

Câu 12 :

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

(Tôi yêu em – Pu-skin)

Lời giãi bày tình yêu chân thành

Cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng

Câu 14 :

Câu thơ nào là lời từ giã tình yêu của Pu-skin trong bài thơ Tôi yêu em ?

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Câu 15 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin, giáo viên trung học đi săn về quá muộn, đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tại đây, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van nghe về chuyện Bê-li-cốp.”

(Người trong bao – Sê-khốp)

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Nhận xét của bác sĩ thú y I-van – người nghe chuyện

Câu 16 :

Hầu trời được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1920

  • B.

    1921

  • C.

    1922

  • D.

    1923

Câu 17 :

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào?

Đông Á

Nam Á

Tây Á

Câu 18 :

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu:

Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Tất cả các đáp án trên

Câu 19 :

Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao? Chọn đáp án sai:

  • A.

    Học sinh không dám ra khỏi nhà sau 8h tối

  • B.

    Các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ bảy

  • C.

    Nhà tu hành không dám ăn thịt và đánh bài

  • D.

    Người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách

Câu 20 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 21 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

( Tràng giang – Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Câu 22 :

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 23 :

Giá trị nội dung của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ :

Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng

Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 24 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Câu 25 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 26 :

Nhan đề bài thơ “Tôi yêu em” do ai đặt?

Tác giả

Người dịch

Câu 27 :

Hình ảnh nào trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là hình ảnh sáng tạo của Hàn Mặc Tử?

  • A.

    Sông trăng

  • B.

    Hoa bắp

  • C.

    Gió

  • D.

    Mây

Câu 28 :

Tác phẩm Những người khốn khổ của Huy-gô thuộc thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Kịch

  • D.

    Tiểu thuyết bằng thơ

Câu 29 :

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng :

Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 30 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Câu 31 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 32 :

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    so sánh

  • B.

    ẩn dụ

  • C.

    nhân hóa

  • D.

    hoán dụ

Câu 33 :

Câu nói cửa miệng của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao – Sê-khốp:

  • A.

    Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

  • B.

    Biết rồi khổ lắm, nói mãi.

  • C.

    Thật không thể chấp nhận được nữa

  • D.

    Nhỡ lại bị làm sao

Câu 34 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ” trong bài Tràng giang , ông đã học tập từ một câu thơ dịch “ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Câu 35 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Rồi chị trông thấy một sự lạ lùng, đến mức ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng chưa từng thấy một chuyện tương tự.

Chị thấy tên mật thám Gia-ve nắm lấy cổ áo ông thị trưởng; chị thấy ông thị trưởng cúi đầu. Chị tưởng như cả thế giới đang tiêu tan.

…Đầu chị đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ.

Phăng-tin đã tắt thở.

(Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Huy-gô)

Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng

Thân phận thật vủa thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng

Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền

Câu 36 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 37 :

Tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta là:

  • A.

    Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

  • B.

    Duy tân hội

  • C.

    Việt Nam Quang phục Hội

  • D.

    Tân Việt Thanh niên Đoàn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc  trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 1.2

Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:

  • A.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ

  • B.

    Những kiến thức căn bản về cảm xúc

  • C.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc

  • D.

    Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Vấn đề được đề cập đến: Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc.

Câu 1.3

Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

  • B.

    Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

  • C.

    Là người hiểu rõ bản thân mình

  • D.

    Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Người có trí tuệ cảm xúc là người:

- Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

- Là người hiểu rõ bản thân mình. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

- Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Rèn trí tuệ cảm xúc

  • B.

    Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

  • C.

    Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.

  • D.

    Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên gửi đến nhiều thông điệp ý nghĩa: bài học về rèn trí tuệ cảm xúc, chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân, cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí…

Câu 2 :

Từ ấy được in trong tập thơ nào?

  • A.

    Máu và hoa

  • B.

    Ra trận

  • C.

    Từ ấy

  • D.

    Ta với ta

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ ấy được in trong tập thơ cùng tên.

Câu 3 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.

Câu 4 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương ?

  • A.

    Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XIX, vởi tư tưởng mới mẻ, táo bạo, đầy nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước

  • B.

    Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, vởi tư tưởng mới mẻ, táo bạo, đầy nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước

  • C.

    Khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với “cái tôi” phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát khẳng định mình giữa cuộc đời.

  • D.

    Đáp án A và C

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nội dung: Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, vởi tư tưởng mới mẻ, táo bạo, đầy nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

Câu 5 :

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Hoán dụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật: Nhân hóa kết hợp với nhịp thơ chậm rãi

Câu 6 :

Hai câu thơ đầu của khổ 4 bài thơ Tràng giang đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Bình minh

  • B.

    Giữa trưa

  • C.

    Chiều tà

  • D.

    Đêm tối

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

- Hai câu thơ đầu khổ thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.

Câu 7 :

Câu thơ cuối của bài thơ Lai Tân bộc lộ thái độ gì của tác giả?

Châm biếm, đả kích, mỉa mai

Ca ngợi, tự hào

Trân trọng, biết ơn

Đáp án

Châm biếm, đả kích, mỉa mai

Lời giải chi tiết :

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Thái độ châm biếm, mỉa mai, đả kích. Thực trạng thối nát như vậy thì thiên hạ sao có thể “thái bình”?.

Câu 8 :

Cuộc sống hạ giới qua lời kể của thi nhân trong tác phẩm Hầu trời như thế nào?

Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu

Văn chương không được coi trọng

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

- Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, văn chương không được coi trọng. Ở trần gian, thi sĩ không tìm được tri âm nên phải lên Trời để thỏa nỗi lòng.

=> Đây cũng chính là hoàn cảnh chung của những người nghệ sĩ sống trong xã hội cũ lúc bấy giờ.

Câu 9 :

Trong khổ một bài thơ Tràng giang , hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:

  • A.

    Thuyền về nước lại

  • B.

    Củi một cành khô

  • C.

    Sóng gợn

  • D.

    Con thuyền xuôi mái

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Củi một cành khô” là hình ảnh thơ hiện đại, chưa từng xuất hiện trong thơ ca cổ.

Câu 10 :

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?

  • A.

    Nhát như thỏ đế

  • B.

    Con ốc nằm co

  • C.

    Mũ ni che tai

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ kiểu người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp. Đồng thời thành ngữ này cũng chỉ những kẻ chủ quan, coi thường thực tế.

Câu 11 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đây này, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có một người mới chết tên là Bê-li-cốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp. Chắc là anh cũng nghe tên ông này rồi. Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông

…Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!

(Người trong bao – Sê-khốp)

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Nhận xét của bác sĩ thú y I-van – người nghe chuyện

Đáp án

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Lời giải chi tiết :

Phần thân truyện: Đây này, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có một người mới chết tên là Bê-li-cốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp. Chắc là anh cũng nghe tên ông này rồi. Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông

…Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!

(Người trong bao – Sê-khốp)

=> Tính cách và cuộc đời của Bê-li-cốp

Câu 12 :

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Loại hình ngôn ngữ hòa kết

Câu 13 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

(Tôi yêu em – Pu-skin)

Lời giãi bày tình yêu chân thành

Cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng

Đáp án

Cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng.

Câu 14 :

Câu thơ nào là lời từ giã tình yêu của Pu-skin trong bài thơ Tôi yêu em ?

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Đáp án

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Lời giải chi tiết :

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Nhà thơ nhận thức được tình yêu đơn phương của mình sẽ làm cho người yêu băn khoăn, u hoài. Vì vậy, trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn người mình yêu.

Câu 15 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin, giáo viên trung học đi săn về quá muộn, đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tại đây, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van nghe về chuyện Bê-li-cốp.”

(Người trong bao – Sê-khốp)

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Nhận xét của bác sĩ thú y I-van – người nghe chuyện

Đáp án

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Lời giải chi tiết :

Phần mở truyện: Bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin, giáo viên trung học đi săn về quá muộn, đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tại đây, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van nghe về chuyện Bê-li-cốp.

=> Cuộc trò truyện giữa bác sĩ thú y I-van và Bu-rơ-kin.

Câu 16 :

Hầu trời được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1920

  • B.

    1921

  • C.

    1922

  • D.

    1923

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hầu trời được sáng tác năm 1921

Câu 17 :

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào?

Đông Á

Nam Á

Tây Á

Đáp án

Nam Á

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

Câu 18 :

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu:

Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Phong cách sáng tác:

- Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

- Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

- Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu chủ yếu hướng vào thực tế đời sống và giàu tính thời sự, tăng cường chất hiện thực trong thơ.

Câu 19 :

Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao? Chọn đáp án sai:

  • A.

    Học sinh không dám ra khỏi nhà sau 8h tối

  • B.

    Các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ bảy

  • C.

    Nhà tu hành không dám ăn thịt và đánh bài

  • D.

    Người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi người:

- Các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ bảy

- Nhà tu hành không dám ăn thịt và đánh bài

- Người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách,…

Câu 20 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.

=> Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.

Câu 21 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

( Tràng giang – Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bức tranh không gian tầng bậc.

Câu 22 :

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật so sánh

=> Diễn tả niềm vui sướng tột cùng của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn của cuộc đời mình.

Câu 23 :

Giá trị nội dung của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ :

Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng

Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nội dung:

- Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng

- Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

Câu 24 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Đáp án

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Câu 25 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 26 :

Nhan đề bài thơ “Tôi yêu em” do ai đặt?

Tác giả

Người dịch

Đáp án

Người dịch

Lời giải chi tiết :

Nhan đề bài thơ Tôi yêu em là do người dịch đặt.

Câu 27 :

Hình ảnh nào trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là hình ảnh sáng tạo của Hàn Mặc Tử?

  • A.

    Sông trăng

  • B.

    Hoa bắp

  • C.

    Gió

  • D.

    Mây

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Sông trăng” là hình ảnh sáng tạo thẩm mĩ độc đáo, mới mẻ của Hàn Mặc Tử, miêu tả một dòng sông lấp lánh đầy ánh trăng.

Câu 28 :

Tác phẩm Những người khốn khổ của Huy-gô thuộc thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Kịch

  • D.

    Tiểu thuyết bằng thơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tiểu thuyết Những người khốn khổ

Câu 29 :

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng :

Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính:

- Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

- Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

Câu 30 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội “ngông:

“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Câu 31 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp tả thực (tả chân) tỉ mỉ, chân thực, phản ánh chính xác đời sống của văn nghệ sĩ và tình cảnh lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ.

Câu 32 :

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    so sánh

  • B.

    ẩn dụ

  • C.

    nhân hóa

  • D.

    hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật: Ẩn dụ

- Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình”: tình yêu mãnh liệt của nhà thơ.

Câu 33 :

Câu nói cửa miệng của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao – Sê-khốp:

  • A.

    Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

  • B.

    Biết rồi khổ lắm, nói mãi.

  • C.

    Thật không thể chấp nhận được nữa

  • D.

    Nhỡ lại bị làm sao

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp: Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

Câu 34 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ” trong bài Tràng giang , ông đã học tập từ một câu thơ dịch “ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò là câu thơ được dịch từ tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Câu 35 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Rồi chị trông thấy một sự lạ lùng, đến mức ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng chưa từng thấy một chuyện tương tự.

Chị thấy tên mật thám Gia-ve nắm lấy cổ áo ông thị trưởng; chị thấy ông thị trưởng cúi đầu. Chị tưởng như cả thế giới đang tiêu tan.

…Đầu chị đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ.

Phăng-tin đã tắt thở.

(Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Huy-gô)

Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng

Thân phận thật vủa thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng

Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền

Đáp án

Thân phận thật vủa thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Thân phận thật vủa thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng

Câu 36 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 37 :

Tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta là:

  • A.

    Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

  • B.

    Duy tân hội

  • C.

    Việt Nam Quang phục Hội

  • D.

    Tân Việt Thanh niên Đoàn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội – Tổ chức chức mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết