Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3
Đề bài
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chị ơi!
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi:
Chị đặt hoa nhầm rồi
Mộ anh ấy ở bên tay trái
Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại
Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
Chị hiểu ý em rồi
Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó
Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ
Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.
( Viếng chồng - Trần Ninh Hồ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
C.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
D.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tình huống éo le người vợ gặp phải trong văn bản trên là gì?
-
A.
Đặt nhầm vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình.
-
B.
Nhận nhầm chồng với bạn chồng
-
C.
Quên không mang hoa khi đến thăm mộ chồng
-
D.
Quên không mang hoa đến ngôi mộ cạnh mộ của chồng mình
Tình cảm nào được ca ngợi trong văn bản trên
-
A.
Tình cảm gia đình
-
B.
Tình nghĩa con người
-
C.
Tình yêu quê hương, đất nước
-
D.
Tình đồng chí
Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân là:
Sáng tác nhiều văn chương
Truyền bá thiên lương
Cả hai đáp án trên
Từ gồm hai loại, đó là:
-
A.
Từ đơn và từ phức
-
B.
Từ ghép và từ láy
-
C.
Từ và từ phức
-
D.
Từ đơn và từ ghép
Giá trị nội dung của bài thơ Lai Tân – Hồ Chí Minh
-
A.
Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng
-
B.
Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người
-
C.
Bản chất của cả chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa đến mục nát vô cùng.
-
D.
Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Theo Phan Châu Trinh, nhân dân ta đã biết đến đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây gây rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì như ngày này.
Nội dung trên về đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta đúng hay sai?
“Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ”
(Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác)
Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự ra đi của Các Mác?
-
A.
Nói giảm nói tránh
-
B.
Phóng đại
-
C.
Chơi chữ
-
D.
Liệt kê
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”
Ban trưởng trong câu thơ trên là chỉ ai?
-
A.
Một chức giám ngục
-
B.
Cảnh sát trưởng
-
C.
Quan huyện
-
D.
Lính trưởng
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió
Cho hương đừng bay đi
[…]
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu
Quan niệm về thời gian
Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?
-
A.
Nhát như thỏ đế
-
B.
Con ốc nằm co
-
C.
Mũ ni che tai
-
D.
Ếch ngồi đáy giếng
Lưu biệt khi xuất dương của tác giả nào?
-
A.
Phan Bội Châu
-
B.
Phan Châu Trinh
-
C.
Nguyễn Ái Quốc
-
D.
Tản Đà
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:
Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.
(Chí Phèo – Nam Cao)
-
A.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
B.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
C.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
D.
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Bài thơ Chiều xuân của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Bính
-
B.
Xuân Diệu
-
C.
Anh Thơ
-
D.
Hàn Mặc Tử
Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?
-
A.
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật
-
B.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
-
C.
Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
-
D.
Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Gửi cả vào tiếng Việt
Từ bỏ thơ ca, sáng tác thể loại văn học khác
Đấu tranh để thoát khỏi bi kịch
Cuộc vận động Duy Tân diễn ra năm bao nhiêu?
-
A.
1904
-
B.
1905
-
C.
1906
-
D.
1907
Đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Sê-khốp là:
-
A.
sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”
-
B.
tinh tế, gợi nhiều liên tưởng
-
C.
giản dị, thâm trầm, hàm súc
-
D.
suy tư, triết lí
Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận bình luận:
Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin xưng là “tôi” và “em”. Cách xưng hô này thể hiện điều gì?
Thể hiện sắc thái trang trọng nhưng có phần xa cách
Thể hiện sự tự tôn của người đàn ông trong tình yêu
Thể hiện sự lạnh nhạt đối với người mình yêu
Đáp án nào dưới đây không phải biện pháp nghệ thuật của bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh?
-
A.
Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại
-
B.
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
-
C.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình
-
D.
Giọng điệu say mê, sôi nổi
Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
-
A.
Tính thông tin thời sự
-
B.
Tính hình tượng
-
C.
Tính ngắn gọn
-
D.
Tính sinh động hấp dẫn
Nghĩa sự việc của câu dưới đây:
“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
-
A.
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
-
B.
Câu biểu hiện hành động
-
C.
Câu biểu hiện quá trình
-
D.
Câu biểu hiện tư thế
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ đơn lập
Ngôn ngữ hòa kết
Bi kịch phản ánh điều gì?
Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.
Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.
Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn.
Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?
-
A.
So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
-
B.
Chỉ ra điểm giống, điểm khác
-
C.
Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
-
D.
Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền?
-
A.
Người có sức mạnh
-
B.
Người có quyền lực
-
C.
Người của công lí
-
D.
Người bảo vệ, che chở những người yếu đuối.
Từ nào trong khổ 4 bài Tràng giang không phải là từ láy?
Lớp lớp
Dợn dợn
Không khói
Nhà văn đầu tiên nào của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông?
-
A.
Sếch-xpia
-
B.
Pu-skin
-
C.
Huy-gô
-
D.
Ta-go
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
so sánh
-
B.
ẩn dụ
-
C.
nhân hóa
-
D.
hoán dụ
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:
-
A.
ẩn dụ
-
B.
hoán dụ
-
C.
so sánh
-
D.
nhân hóa
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình nhà nho nghèo
-
B.
Gia đình viên chức nghèo
-
C.
Gia đình gốc quan lại
-
D.
Gia đình buôn bán
“Gió theo lối gió, mây đường mây”
Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:
-
A.
Tiểu đổi
-
B.
So sánh
-
C.
Điệp từ
-
D.
Đáp án A và C
Trong bản dịch thơ hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh), từ nào chưa được dịch sát với nguyên tác?
-
A.
Quyện
-
B.
Cô
-
C.
Mạn mạn
-
D.
Đáp án B và C
Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?
“Chất thơ còn gọi là chất trữ tình trong văn xuôi, là thứ ngôn ngữ bóng bấy, giàu cảm xúc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả”.
-
A.
Phân tích
-
B.
Giải thích
-
C.
Chứng minh
-
D.
Bác bỏ
Ma-đơ-len trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền thực chất là ai?
-
A.
Giăng Van-giăng
-
B.
Phăng-tin
-
C.
Gia-ve
-
D.
Cô-dét
Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.
Vì sao mà người ta làm được như thế ? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.
(Về luân lí xã hội ở nước ta)
Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
-
A.
Thao tác phân tích
-
B.
Thao tách bác bỏ
-
C.
Thao tác so sánh
-
D.
Thao tác bình luận
Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
-
A.
Điệp ngữ kết hợp với điệp cú
-
B.
Liệt kê
-
C.
Điệp vòng
-
D.
Đáp án A và B
Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chung nào?
Chọn đáp án không đúng:
-
A.
Các từ ngữ chung
-
B.
Các thành ngữ chung
-
C.
Cách sắp xếp từ ngữ chung
-
D.
Các quy tắc cấu tạo câu
Lời giải và đáp án
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chị ơi!
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi:
Chị đặt hoa nhầm rồi
Mộ anh ấy ở bên tay trái
Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại
Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
Chị hiểu ý em rồi
Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó
Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ
Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.
( Viếng chồng - Trần Ninh Hồ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
C.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
D.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Đáp án: C
Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Tình huống éo le người vợ gặp phải trong văn bản trên là gì?
-
A.
Đặt nhầm vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình.
-
B.
Nhận nhầm chồng với bạn chồng
-
C.
Quên không mang hoa khi đến thăm mộ chồng
-
D.
Quên không mang hoa đến ngôi mộ cạnh mộ của chồng mình
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản
Tình huống éo le: Sự nhầm lẫn của người vợ khi đặt vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình. Cái khó của người vợ: đặt nhầm vị trí của vòng hoa, song không thể và cũng không nên sửa.
Tình cảm nào được ca ngợi trong văn bản trên
-
A.
Tình cảm gia đình
-
B.
Tình nghĩa con người
-
C.
Tình yêu quê hương, đất nước
-
D.
Tình đồng chí
Đáp án: B
Xem lại nội dung văn bản
Văn bản trên ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa của con người.
Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân là:
Sáng tác nhiều văn chương
Truyền bá thiên lương
Cả hai đáp án trên
Truyền bá thiên lương
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại
- Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân là truyền bá “thiên lương”
Từ gồm hai loại, đó là:
-
A.
Từ đơn và từ phức
-
B.
Từ ghép và từ láy
-
C.
Từ và từ phức
-
D.
Từ đơn và từ ghép
Đáp án : A
Xem lại cấu tạo của từ .
Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.
Giá trị nội dung của bài thơ Lai Tân – Hồ Chí Minh
-
A.
Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng
-
B.
Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người
-
C.
Bản chất của cả chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa đến mục nát vô cùng.
-
D.
Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Đáp án : C
Giá trị nội dung: Bài thơ Lai Tân thể hiện bản chất của cả chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa đến mục nát vô cùng.
Theo Phan Châu Trinh, nhân dân ta đã biết đến đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây gây rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì như ngày này.
Nội dung trên về đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta đúng hay sai?
- Đúng
- Theo Phan Châu Trinh, nhân dân ta đã biết đến đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây gây rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì như ngày này.
“Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ”
(Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác)
Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự ra đi của Các Mác?
-
A.
Nói giảm nói tránh
-
B.
Phóng đại
-
C.
Chơi chữ
-
D.
Liệt kê
Đáp án : A
Biệp pháp nói giảm, nói tránh
=> Góp phần xoa dịu đau thương nhưng không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc của Mác.
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”
Ban trưởng trong câu thơ trên là chỉ ai?
-
A.
Một chức giám ngục
-
B.
Cảnh sát trưởng
-
C.
Quan huyện
-
D.
Lính trưởng
Đáp án : A
Ban trưởng: Một chức giám ngục
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió
Cho hương đừng bay đi
[…]
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu
Quan niệm về thời gian
Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian
Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu
Nội dung chính: Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu.
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?
-
A.
Nhát như thỏ đế
-
B.
Con ốc nằm co
-
C.
Mũ ni che tai
-
D.
Ếch ngồi đáy giếng
Đáp án : D
Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ kiểu người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp. Đồng thời thành ngữ này cũng chỉ những kẻ chủ quan, coi thường thực tế.
Lưu biệt khi xuất dương của tác giả nào?
-
A.
Phan Bội Châu
-
B.
Phan Châu Trinh
-
C.
Nguyễn Ái Quốc
-
D.
Tản Đà
Đáp án : A
Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:
Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.
(Chí Phèo – Nam Cao)
-
A.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
B.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
C.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
D.
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Đáp án : A
Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Bài thơ Chiều xuân của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Bính
-
B.
Xuân Diệu
-
C.
Anh Thơ
-
D.
Hàn Mặc Tử
Đáp án : C
Xem lại bài thơ Chiều xuân
Chiều xuân – Anh Thơ.
Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?
-
A.
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật
-
B.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
-
C.
Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
-
D.
Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Đáp án : A
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật
=> Sự vô cùng, vô hạn của trời đất nhưng đời người thì hữu hạn
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Gửi cả vào tiếng Việt
Từ bỏ thơ ca, sáng tác thể loại văn học khác
Đấu tranh để thoát khỏi bi kịch
Gửi cả vào tiếng Việt
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách: Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt.
Cuộc vận động Duy Tân diễn ra năm bao nhiêu?
-
A.
1904
-
B.
1905
-
C.
1906
-
D.
1907
Đáp án : C
1906: Mở cuộc vận động duy tân.
Đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Sê-khốp là:
-
A.
sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”
-
B.
tinh tế, gợi nhiều liên tưởng
-
C.
giản dị, thâm trầm, hàm súc
-
D.
suy tư, triết lí
Đáp án : C
Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Sê-khốp là sự giản dị, thâm trầm, hàm súc.
Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận bình luận:
Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Cách bình luận:
Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin xưng là “tôi” và “em”. Cách xưng hô này thể hiện điều gì?
Thể hiện sắc thái trang trọng nhưng có phần xa cách
Thể hiện sự tự tôn của người đàn ông trong tình yêu
Thể hiện sự lạnh nhạt đối với người mình yêu
Thể hiện sắc thái trang trọng nhưng có phần xa cách
Xem lại văn bản
Đại từ xưng hô “tôi” và “em” thể hiện sắc thái trang trọng nhưng có phần xa cách.
Đáp án nào dưới đây không phải biện pháp nghệ thuật của bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh?
-
A.
Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại
-
B.
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
-
C.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình
-
D.
Giọng điệu say mê, sôi nổi
Đáp án : D
Xem lại giá trị nghệ thuật bài thơ Chiều tối
Giá trị nghệ thuật bài thơ Chiều tối:
- Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình
Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
-
A.
Tính thông tin thời sự
-
B.
Tính hình tượng
-
C.
Tính ngắn gọn
-
D.
Tính sinh động hấp dẫn
Đáp án : B
Xem lại đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Tính thông tin thời sự
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động, hấp dẫn
Nghĩa sự việc của câu dưới đây:
“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
-
A.
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
-
B.
Câu biểu hiện hành động
-
C.
Câu biểu hiện quá trình
-
D.
Câu biểu hiện tư thế
Đáp án : B
Xem lại nghĩa biểu hiện của câu
Câu biểu biện hành động.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ đơn lập
Ngôn ngữ hòa kết
Ngôn ngữ đơn lập
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Bi kịch phản ánh điều gì?
Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.
Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.
Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn.
Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.
Xem khái lược về kịch
Bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.
Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?
-
A.
So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
-
B.
Chỉ ra điểm giống, điểm khác
-
C.
Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
-
D.
Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc
Đáp án : C
Xem lại yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
- So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
- Chỉ ra điểm giống, khác nhau
- Nêu bật được đặc trưng đối tượng cần bàn bạc
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền?
-
A.
Người có sức mạnh
-
B.
Người có quyền lực
-
C.
Người của công lí
-
D.
Người bảo vệ, che chở những người yếu đuối.
Đáp án : D
Xem lại phân tích văn bản
Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền là người bảo vệ, che chở những người yếu đuối.
Từ nào trong khổ 4 bài Tràng giang không phải là từ láy?
Lớp lớp
Dợn dợn
Không khói
Không khói
Nhớ lại khái niệm từ láy
Từ láy: dợn dợn, lớp lớp
Nhà văn đầu tiên nào của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông?
-
A.
Sếch-xpia
-
B.
Pu-skin
-
C.
Huy-gô
-
D.
Ta-go
Đáp án : C
V.Huy-gô là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa.
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
so sánh
-
B.
ẩn dụ
-
C.
nhân hóa
-
D.
hoán dụ
Đáp án : B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Nghệ thuật: Ẩn dụ
- Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình”: tình yêu mãnh liệt của nhà thơ.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:
-
A.
ẩn dụ
-
B.
hoán dụ
-
C.
so sánh
-
D.
nhân hóa
Đáp án : B
Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình nhà nho nghèo
-
B.
Gia đình viên chức nghèo
-
C.
Gia đình gốc quan lại
-
D.
Gia đình buôn bán
Đáp án : A
Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình nhò nho nghèo.
“Gió theo lối gió, mây đường mây”
Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:
-
A.
Tiểu đổi
-
B.
So sánh
-
C.
Điệp từ
-
D.
Đáp án A và C
Đáp án : D
Nghệ thuật:
- Tiểu đối
- Điệp từ gió, mây
Trong bản dịch thơ hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh), từ nào chưa được dịch sát với nguyên tác?
-
A.
Quyện
-
B.
Cô
-
C.
Mạn mạn
-
D.
Đáp án B và C
Đáp án : D
-“Cô vân”: chòm mây lẻ, bản dịch thành “chòm mây”
=> Bản dịch thơ chưa bám sát, làm mất đi tính chất lẻ loi, cô độc của áng mây trên bầu trời.
- “Mạn mạn”: trôi lững lờ, bản dịch thành trôi nhẹ
=> Chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.
Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?
“Chất thơ còn gọi là chất trữ tình trong văn xuôi, là thứ ngôn ngữ bóng bấy, giàu cảm xúc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả”.
-
A.
Phân tích
-
B.
Giải thích
-
C.
Chứng minh
-
D.
Bác bỏ
Đáp án : B
Xem lại các thao tác lập luận đã học
Thao tác giải thích.
Ma-đơ-len trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền thực chất là ai?
-
A.
Giăng Van-giăng
-
B.
Phăng-tin
-
C.
Gia-ve
-
D.
Cô-dét
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Ma-đơ-len chính là Giăng Van-giăng.
Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.
Vì sao mà người ta làm được như thế ? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.
(Về luân lí xã hội ở nước ta)
Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
-
A.
Thao tác phân tích
-
B.
Thao tách bác bỏ
-
C.
Thao tác so sánh
-
D.
Thao tác bình luận
Đáp án : C
Xem lại các thao tác lập luận đã học
Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh luân lí xã hội ở châu Âu với nước ta để làm nổi bật lên thực trạng: Việt Nam chưa có luân lí xã hội.
Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
-
A.
Điệp ngữ kết hợp với điệp cú
-
B.
Liệt kê
-
C.
Điệp vòng
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học
Biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ kết hợp với điệp cú: Ai có…dùng
- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chung nào?
Chọn đáp án không đúng:
-
A.
Các từ ngữ chung
-
B.
Các thành ngữ chung
-
C.
Cách sắp xếp từ ngữ chung
-
D.
Các quy tắc cấu tạo câu
Đáp án : C
Xem lại nội dung bài thơ và tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng
Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:
- Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung
- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa
- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ (6 câu thơ đầu) và các kiểu câu cảm thán (lời chửi) ở câu thơ cuối.
=> Cách sắp xếp từ ngữ thuộc về lời nói cá nhân. Mỗi cá nhân có cách sắp xếp từ ngữ khác nhau.