Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Câu 1.2

Nội dung chính của văn bản trên là:

  • A.

    Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người

  • B.

    Lời chuông cảnh tỉnh về sự vô cảm trong đời sống con người

  • C.

    Vai trò của tình yêu thương trong đời sống

  • D.

    Sức mạnh của tình yêu thương

Câu 1.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Điệp từ

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Hãy mang đến cho nhau những điều tốt đẹp

  • B.

    Hãy sống nhân ái, giàu lòng yêu thương

  • C.

    Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

  • D.

    Tình yêu thương, lòng nhân ái là hạnh phúc của con người.

Câu 2 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là kịch của Vũ Trọng Phụng?

Không một tiếng vang

Tài tử

Giông tố

Chín đầu một lúc

Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc

Số đỏ

Hội nghị đùa nhả

Câu 3 :

Tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ai?

  • A.

    Nguyễn Đình Chiểu

  • B.

    Chu Mạnh Trinh

  • C.

    Trần Tú Xương

  • D.

    Nguyễn Khuyến

Câu 4 :

Câu thoại “ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây ” của Giu-li-ét trích trong Tình yêu và thù hận thể hiện điều gì?

  • A.

    Nàng lo lắng rằng sự xuất hiện của Rô-mê-ô sẽ ảnh hưởng đến mình

  • B.

    Nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô

  • C.

    Nàng không thể vượt qua mối hận thù của hai bên dòng họ mà đến với Rô-mê-ô

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương thuộc thơ:

  • A.

    Thơ trữ tình

  • B.

    Thơ trào phúng

  • C.

    Thơ tự sự

  • D.

    Thơ văn xuôi

Câu 6 :

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào ?

  • A.

    Phong kiến

  • B.

    Thực dân, phong kiến

  • C.

    Thực dân, nửa phong kiến

  • D.

    Nửa thực dân, nửa phong kiến

Câu 7 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Câu 8 :

Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

  • A.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • B.

    Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)

  • C.

    Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)

  • D.

    Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)

Câu 9 :

Vì sao Cao Bá Quát lại lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?

A. Ông muốn thiết lập một triều đình mới do ông nắm quyền

B. Bất bình trước chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn.

C. Nhân dân đói khỏ, lầm than dưới sự cai trị của triều Nguyễn

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án B, C

Câu 10 :

Phân loại theo cách thức tổ chức có thơ cách luật, thơ tự do và thơ tự sự. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Trong truyện ngắn Vi hành có mấy tình huống nhầm lẫn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 12 :

Tích vào đáp án không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Câu 13 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận :

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Câu 14 :

Tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nữa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?

  • A.

    Buồn man mác

  • B.

    Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó

  • C.

    Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

  • D.

    Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình

Câu 15 :

Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là:

Song thoại

Đối thoại

Độc thoại

Câu 16 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Câu 17 :

Nhận định nào nêu được khái quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo ?

  • A.

    Thị Nở là hiện thân của cái xấu, nghèo, dở hơi, xuất thân thấp kém của con người trong xã hội cũ

  • B.

    Thị Nở là hiện thân cho ước mơ bình dị nhưng không bao giờ đạt được của Chí

  • C.

    Thị Nở là nhịp cầu nối đưa Chí trở về cuộc sống của một con người trong xã hội “bằng phẳng, thân thiện”

  • D.

    Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Câu 18 :

Tác dụng của phân tích là:

Làm rõ đặc điểm về nội dung.

Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

Làm rõ đặc điểm về hình thức.

Thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng.

Tất cả các đáp án trên.

Câu 19 :

Người viết Chiếu cầu hiền là ai?

  • A.

    Lê Thánh Tông

  • B.

    Thân Nhân Trung

  • C.

    Quang Trung

  • D.

    Ngô Thì Nhậm

Câu 20 :

Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng:

  • A.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật

  • C.

    Giải thưởng Văn học ASEAN

  • D.

    Giải thưởng Văn học

Câu 21 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung đúng của hai câu thực trong bài thơ Tự tình :

A. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”.

B. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

C. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

E. Vòng luẩn quẩn, bế tắc, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa.

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

Câu 22 :

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Câu 23 :

Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác tác dụng của việc sử dụng thành ngữ ?

  • A.

    Sinh động ; hàm súc, gần gũi với người lao động

  • B.

    Hàm súc, giàu hình ảnh, cảm xúc gần gũi với người lao động

  • C.

    Sinh động ; hàm súc ; giàu hình ảnh, cảm xúc

  • D.

    Gần gũi với người lao động; sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc

Câu 24 :

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc Hương Sơn hiện lên như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A.

    Cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

  • B.

    Cảnh sắc thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 25 :

Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A.

    Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

  • B.

    Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  • C.

    Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

  • D.

    Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Câu 26 :

Giọng điệu chính của truyện ngắn Vi hành :

  • A.

    Giọng điệu buồn bã, xót xa

  • B.

    Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích

  • C.

    Giọng điệu tự hào

  • D.

    Giọng điệu ngợi ca, trân trọng

Câu 27 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Câu 28 :

Hãy nêu vị trí của các câu thơ sau:

“Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”

Đoạn 1

Đoạn 2

Đoạn 3

Câu 29 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc?

  • A.

    Bản án chế độ thực dân Pháp

  • B.

    Đạo đức và lí luận Đông Tây

  • C.

    Tuyên ngôn độc lập

  • D.

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Câu 30 :

Trước khi đi tù, Chí Phèo là người nông dân như thế nào?

  • A.

    Hiền lành, lương thiện

  • B.

    Có ước mơ giản dị như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

  • C.

    Một người có lòng tự trọng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 31 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 32 :

Ông Văn Minh có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu nội

  • D.

    Cháu ngoại

Câu 33 :

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?

  • A.

    Thư kí hội nhà văn Việt Nam.

  • B.

    Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.

  • C.

    Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam.

  • D.

    Bí thư Trung ương Đảng.

Câu 34 :

Qúa trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 35 :

Đáp án không phải là nội dung phản ánh của thơ văn Cao Bá Quát?

A. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ.

B. Thơ văn ông chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.

C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói.

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án A và B

Câu 36 :

Chi tiết: “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” thể hiện:

  • A.

    Một đám tang sang trọng

  • B.

    Một đám tang trang nghiêm

  • C.

    Một đám tang hỗn loạn, pha tạp, giống như đám rước, đám hội

  • D.

    Một đám tang theo đúng nghi thức truyền thống

Câu 37 :

Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?

  • A.

    Đấu tranh chống thực dân và tay sai

  • B.

    Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do

  • C.

    Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ

  • D.

    Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 1.2

Nội dung chính của văn bản trên là:

  • A.

    Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người

  • B.

    Lời chuông cảnh tỉnh về sự vô cảm trong đời sống con người

  • C.

    Vai trò của tình yêu thương trong đời sống

  • D.

    Sức mạnh của tình yêu thương

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 1.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Điệp từ

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện  pháp nghệ thuật so sánh

Tác dụng:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Khẳng định ý nghĩa của nhừng nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Hãy mang đến cho nhau những điều tốt đẹp

  • B.

    Hãy sống nhân ái, giàu lòng yêu thương

  • C.

    Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

  • D.

    Tình yêu thương, lòng nhân ái là hạnh phúc của con người.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp không được nhắc đến trong văn bản trên: Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 2 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là kịch của Vũ Trọng Phụng?

Không một tiếng vang

Tài tử

Giông tố

Chín đầu một lúc

Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc

Số đỏ

Hội nghị đùa nhả

Đáp án

Giông tố

Số đỏ

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Giông tố Số đỏ là tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.

Câu 3 :

Tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ai?

  • A.

    Nguyễn Đình Chiểu

  • B.

    Chu Mạnh Trinh

  • C.

    Trần Tú Xương

  • D.

    Nguyễn Khuyến

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Câu 4 :

Câu thoại “ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây ” của Giu-li-ét trích trong Tình yêu và thù hận thể hiện điều gì?

  • A.

    Nàng lo lắng rằng sự xuất hiện của Rô-mê-ô sẽ ảnh hưởng đến mình

  • B.

    Nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô

  • C.

    Nàng không thể vượt qua mối hận thù của hai bên dòng họ mà đến với Rô-mê-ô

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây ” thể hiện Giu-li-ét tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.

Câu 5 :

Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương thuộc thơ:

  • A.

    Thơ trữ tình

  • B.

    Thơ trào phúng

  • C.

    Thơ tự sự

  • D.

    Thơ văn xuôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương là một bài thơ trào phúng.

Câu 6 :

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào ?

  • A.

    Phong kiến

  • B.

    Thực dân, phong kiến

  • C.

    Thực dân, nửa phong kiến

  • D.

    Nửa thực dân, nửa phong kiến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

Lời giải chi tiết :

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội thực dân, nửa phong kiến.

Câu 7 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

Câu 8 :

Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

  • A.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • B.

    Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)

  • C.

    Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)

  • D.

    Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn

Lời giải chi tiết :

Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Câu 9 :

Vì sao Cao Bá Quát lại lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?

A. Ông muốn thiết lập một triều đình mới do ông nắm quyền

B. Bất bình trước chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn.

C. Nhân dân đói khỏ, lầm than dưới sự cai trị của triều Nguyễn

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án B, C

Đáp án

E. Đáp án B, C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn.

Lời giải chi tiết :

Khoảng tháng 6 , tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854 , nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch. Triều đình nhà Nguyễn không quan tâm đến đời sống nhân dân khiến nhân dân hết sức cực khổ.  Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai , Vĩnh Phúc , Cao Bằng , Lạng Sơn ... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

Câu 10 :

Phân loại theo cách thức tổ chức có thơ cách luật, thơ tự do và thơ tự sự. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Phân loại thơ theo cách thức tổ chức có thơ cách luật (viết theo luậy đã định trước, như thơ lục bát, song thất lục bát,…), thơ tự do (không theo luật), thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi nhưng có nhịp điệu).

Câu 11 :

Trong truyện ngắn Vi hành có mấy tình huống nhầm lẫn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Vi hành c ó hai tình huống nhầm lẫn:

+ Tình huống nhẫm lẫn của cặp đôi người Pháp

+ Tình huống nhầm lẫn của chính phủ Pháp

Câu 12 :

Tích vào đáp án không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Đáp án

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Lời giải chi tiết :

- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.

- Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương.

Câu 13 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận :

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét.

Câu 14 :

Tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nữa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?

  • A.

    Buồn man mác

  • B.

    Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó

  • C.

    Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

  • D.

    Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi nhìn những đứa trẻ con nhặt nhạnh, Liên thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng

=> Liên là cô bé có tấm lòng nhân hậu.

Câu 15 :

Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là:

Song thoại

Đối thoại

Độc thoại

Đáp án

Song thoại

Lời giải chi tiết :

Nhân vật giao tiếp gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (người viết), người nghe (người đọc). Khi một người nói – một người nghe được gọi là song thoại.

Câu 16 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thái độ của triều đình như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Câu 17 :

Nhận định nào nêu được khái quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo ?

  • A.

    Thị Nở là hiện thân của cái xấu, nghèo, dở hơi, xuất thân thấp kém của con người trong xã hội cũ

  • B.

    Thị Nở là hiện thân cho ước mơ bình dị nhưng không bao giờ đạt được của Chí

  • C.

    Thị Nở là nhịp cầu nối đưa Chí trở về cuộc sống của một con người trong xã hội “bằng phẳng, thân thiện”

  • D.

    Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Chính tình yêu thương của thị Nở đã thức dậy niềm khao khát được lương thiện vốn có trong Chí. Khi bị thị từ chối, Chí rơi vào tận cùng của bi kịch. Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu truyện, đồng thời cho ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật Chí Phèo.

Câu 18 :

Tác dụng của phân tích là:

Làm rõ đặc điểm về nội dung.

Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

Làm rõ đặc điểm về hình thức.

Thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng.

Tất cả các đáp án trên.

Đáp án

Tất cả các đáp án trên.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của phân tích: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc phi giá trị của đối tượng.

Câu 19 :

Người viết Chiếu cầu hiền là ai?

  • A.

    Lê Thánh Tông

  • B.

    Thân Nhân Trung

  • C.

    Quang Trung

  • D.

    Ngô Thì Nhậm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm.

Câu 20 :

Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng:

  • A.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật

  • C.

    Giải thưởng Văn học ASEAN

  • D.

    Giải thưởng Văn học

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 21 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung đúng của hai câu thực trong bài thơ Tự tình :

A. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”.

B. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

C. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

E. Vòng luẩn quẩn, bế tắc, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa.

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

Đáp án

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

Lời giải chi tiết :

- Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

- Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa

Câu 22 :

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

- Khái niệm "chất thơ": chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

- Nội dung và nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ

Chứng minh:

Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồm trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh

+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu

+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương

Nghệ thuật:

+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.

+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.

Câu 23 :

Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác tác dụng của việc sử dụng thành ngữ ?

  • A.

    Sinh động ; hàm súc, gần gũi với người lao động

  • B.

    Hàm súc, giàu hình ảnh, cảm xúc gần gũi với người lao động

  • C.

    Sinh động ; hàm súc ; giàu hình ảnh, cảm xúc

  • D.

    Gần gũi với người lao động; sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tác dụng thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của thành ngữ: sinh động, hàm súc, gần gũi với người lao động

Câu 24 :

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc Hương Sơn hiện lên như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A.

    Cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

  • B.

    Cảnh sắc thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp. Cảnh sắc Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam.

Câu 25 :

Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A.

    Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

  • B.

    Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  • C.

    Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

  • D.

    Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

- Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

Câu 26 :

Giọng điệu chính của truyện ngắn Vi hành :

  • A.

    Giọng điệu buồn bã, xót xa

  • B.

    Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích

  • C.

    Giọng điệu tự hào

  • D.

    Giọng điệu ngợi ca, trân trọng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Kết hợp chặt chẽ giữa giọng văn mỉa mai, châm biếm, đả kích với lối chơi chữ.

Câu 27 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Câu 28 :

Hãy nêu vị trí của các câu thơ sau:

“Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”

Đoạn 1

Đoạn 2

Đoạn 3

Đáp án

Đoạn 2

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Các câu thơ thuộc đoạn 2: Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng nhà thơ.

Câu 29 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc?

  • A.

    Bản án chế độ thực dân Pháp

  • B.

    Đạo đức và lí luận Đông Tây

  • C.

    Tuyên ngôn độc lập

  • D.

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đạo đức và lí luận Đông Tây – Phan Chân Trinh

Câu 30 :

Trước khi đi tù, Chí Phèo là người nông dân như thế nào?

  • A.

    Hiền lành, lương thiện

  • B.

    Có ước mơ giản dị như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

  • C.

    Một người có lòng tự trọng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Lớn lên, Chí là người nông dân hiền lành, lương thiện, khỏe mạnh, hắn “hiền như đất”.

- Chí có lòng tự trọng, bị bà BA Bá Kiến gọi lên bóp chân, xoa bụng. Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”, “hai mươi tuổi người ta không hoàn toàn là gỗ đá, nhưng người ta cũng không hoàn toàn là xác thịt, người ta không thích cái gì mà người ta khinh”

- Chí cũng có ước mơ như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

Câu 31 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước

Câu 32 :

Ông Văn Minh có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu nội

  • D.

    Cháu ngoại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn Minh là cháu nội của cụ cố tổ.

Câu 33 :

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?

  • A.

    Thư kí hội nhà văn Việt Nam.

  • B.

    Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.

  • C.

    Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam.

  • D.

    Bí thư Trung ương Đảng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.

Câu 34 :

Qúa trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình hiện đại hóa chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)

- Giai đoạn thứ hai ( khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)

- Giai đoạn thứ ba ( khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)

Câu 35 :

Đáp án không phải là nội dung phản ánh của thơ văn Cao Bá Quát?

A. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ.

B. Thơ văn ông chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.

C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói.

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án A và B

Đáp án

C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói.

Lời giải chi tiết :

Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.

Câu 36 :

Chi tiết: “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” thể hiện:

  • A.

    Một đám tang sang trọng

  • B.

    Một đám tang trang nghiêm

  • C.

    Một đám tang hỗn loạn, pha tạp, giống như đám rước, đám hội

  • D.

    Một đám tang theo đúng nghi thức truyền thống

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đám tang cụ cố tổ hỗn loạn, chẳng khác gì một đám rước lố lăng, vô văn hóa của những con người vô đạo đức.

Câu 37 :

Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?

  • A.

    Đấu tranh chống thực dân và tay sai

  • B.

    Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do

  • C.

    Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ

  • D.

    Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung bộ phận văn học không công khai:

- Đấu tranh chống thực dân và tay sai

- Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do

- Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước

Nội dung thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ là thuộc văn học lãng mạn.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết