Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B.

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C.

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D.

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Lặp cấu trúc

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Đối

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B.

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C.

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D.

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Câu 2 :

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 3 :

Tản Đà mượn Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương của mình. Điều này chứng tỏ:

Tác giả tự cao về bản thân mình

Tác giả không sợ trời, không sợ đất

Tác giả ý thức về tài năng văn chương của bản thân

Câu 4 :

Trong văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức , tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức?

  • A.

    Tiếng nói, chữ viết

  • B.

    Kinh tế

  • C.

    Chính trị

  • D.

    Quân sự

Câu 5 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 6 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Câu 7 :

Theo Phan Châu Trinh, nhân dân ta đã biết đến đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây gây rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì như ngày này.

Nội dung trên về đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Thái độ ban đầu của Giăng Văn-giăng đối với Gia-ve trước khi Phăng-tin chết như thế nào?

  • A.

    Kiên quyết, dứt khoát

  • B.

    Căm giận, phẫn nộ

  • C.

    Nhẹ nhàng, nhún nhường

  • D.

    Ân cần

Câu 9 :

Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác

  • A.

    Lưu biệt khi xuất dương, Nhớ rừng, Chiều tối, Từ ấy

  • B.

    Từ ấy, Lưu biệt khi xuất dương, Nhớ rừng, Chiều tối

  • C.

    Chiều tối, Lưu biệt khi xuất dương, Nhớ rừng, Từ ấy

  • D.

    Nhớ rừng, Chiều tối, Lưu biệt khi xuất dương, Từ ấy

Câu 10 :

Có thể bác bỏ một quan điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, kịch được phân ra thành những loại nào?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Kịch dân gian

  • B.

    Kịch thơ

  • C.

    Kịch nói

  • D.

    Ca kịch

Câu 12 :

Bi kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Câu 13 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 14 :

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận bình luận:

Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Câu 15 :

Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,…)

  • B.

    Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân

  • C.

    Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội

  • D.

    Ngôn ngữ do một dân tộc sáng tạo nên

Câu 16 :

Theo tác giả Hoài Thanh, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì?

Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra.

Thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 17 :

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?

  • A.

    Nhát như thỏ đế

  • B.

    Con ốc nằm co

  • C.

    Mũ ni che tai

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Câu 18 :

Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu được viết bằng:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Chữ quốc ngữ

Câu 19 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Câu hỏi tu từ, ẩn dụ

  • B.

    Câu hỏi tu từ, hoán dụ

  • C.

    So sánh, ẩn dụ

  • D.

    So sánh, hoán dụ

Câu 20 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam(3) hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự ?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Bác bỏ

  • C.

    Bình luận

  • D.

    So sánh

Câu 21 :

Thời gian có sự vận động như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Từ sáng sang chiều tối

  • B.

    Từ sáng sang tối

  • C.

    Từ chiều tối sang tối

  • D.

    Từ tối sang đêm

Câu 22 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 23 :

Tập thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Thơ thơ

  • B.

    Gửi hương cho gió

  • C.

    Riêng chung

  • D.

    Khối tình con

Câu 24 :

Ánh sáng được miêu tả trong khổ 1 bài thơ “Từ ấy” là ánh sáng như thế nào?

Dịu nhẹ

Trong trẻo, tinh khôi

Chói chang, rực rỡ

Câu 25 :

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Trong Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh viết “ta thoát lên tiên” cùng hồn thơ của nhà thơ nào?

  • A.

    Thế Lữ

  • B.

    Nguyễn Bính

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Huy Cận

Câu 27 :

Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu:

  • A.

    Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn

  • B.

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C.

    Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn

  • D.

    Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc

Câu 28 :

Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ Chiều tối ?

  • A.

    Tầm

  • B.

    Mạn mạn

  • C.

    Thiếu nữ

  • D.

    Hồng

Câu 29 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 30 :

Tác phẩm Lửa thiêng của Huy Cận thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Văn xuôi

  • C.

    Kịch

  • D.

    Truyện ngắn

Câu 31 :

Nội dung sau về bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin đúng hay sai?

Tôi yêu em được khơi nguồn từ mối tính của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận”

Đúng
Sai
Câu 32 :

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”

“Khách đường xa” ở có thể hiểu là ai?

Người ở thôn Vĩ Dạ

Nhà thơ

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 33 :

Bài thơ Chiều xuân của tác giả nào?

  • A.

    Nguyễn Bính

  • B.

    Xuân Diệu

  • C.

    Anh Thơ

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 34 :

Nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp tôn thờ điều gì?

  • A.

    Tôn thờ chính quyền

  • B.

    Tôn thờ tình yêu

  • C.

    Tôn thờ sự thật

  • D.

    Tôn thờ quá khứ

Câu 35 :

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế ? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

(Về luân lí xã hội ở nước ta)

Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?

  • A.

    Thao tác phân tích

  • B.

    Thao tách bác bỏ

  • C.

    Thao tác so sánh

  • D.

    Thao tác bình luận

Câu 36 :

Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Điệp ngữ kết hợp với điệp cú

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Điệp vòng

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 37 :

Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chung nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Các từ ngữ chung

  • B.

    Các thành ngữ chung

  • C.

    Cách sắp xếp từ ngữ chung

  • D.

    Các quy tắc cấu tạo câu

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Biểu cảm

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B.

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C.

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D.

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Bởi:

- Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.. Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

- Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Lặp cấu trúc

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Đối

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các biện pháp tu từ từ vựng đã học.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp: liệt kê

Tác dụng: Nhấn mạnh vào những điều làm cho bản thân, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B.

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C.

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D.

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp về tình yêu thương con người không được nhắc đến trong văn bản trên.

Câu 2 :

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

“Tương tư” là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương.

Câu 3 :

Tản Đà mượn Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương của mình. Điều này chứng tỏ:

Tác giả tự cao về bản thân mình

Tác giả không sợ trời, không sợ đất

Tác giả ý thức về tài năng văn chương của bản thân

Đáp án

Tác giả ý thức về tài năng văn chương của bản thân

Lời giải chi tiết :

Tác giả không chỉ tự khen mình mà còn dám mượn cả Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương mình. Hiện tượng này từ trước đến nay trong văn chương chưa từng có. Nó chứng tỏ Tản Đà rất ý thức về tài năng văn chương của bản thân.

Câu 4 :

Trong văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức , tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức?

  • A.

    Tiếng nói, chữ viết

  • B.

    Kinh tế

  • C.

    Chính trị

  • D.

    Quân sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Theo Nguyễn An Ninh: “Tiếng nói là người bảo vệ quý giá nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.

Câu 5 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác phân tích

Câu 6 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.

Câu 7 :

Theo Phan Châu Trinh, nhân dân ta đã biết đến đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây gây rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì như ngày này.

Nội dung trên về đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Theo Phan Châu Trinh, nhân dân ta đã biết đến đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây gây rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì như ngày này.

Câu 8 :

Thái độ ban đầu của Giăng Văn-giăng đối với Gia-ve trước khi Phăng-tin chết như thế nào?

  • A.

    Kiên quyết, dứt khoát

  • B.

    Căm giận, phẫn nộ

  • C.

    Nhẹ nhàng, nhún nhường

  • D.

    Ân cần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trước khi Phăng-tin chết, Giăng Văn-giăng có thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường để tránh lộ thân phận của mình trước mặt Phăng-tin.

Câu 9 :

Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác

  • A.

    Lưu biệt khi xuất dương, Nhớ rừng, Chiều tối, Từ ấy

  • B.

    Từ ấy, Lưu biệt khi xuất dương, Nhớ rừng, Chiều tối

  • C.

    Chiều tối, Lưu biệt khi xuất dương, Nhớ rừng, Từ ấy

  • D.

    Nhớ rừng, Chiều tối, Lưu biệt khi xuất dương, Từ ấy

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm

Lời giải chi tiết :

- Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu

- Nhớ rừng – Thế Lữ

- Chiều tối – Hồ Chí Minh

- Từ ấy – Tố Hữu

Câu 10 :

Có thể bác bỏ một quan điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Có thể bác bỏ một quan điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại.

Câu 11 :

Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, kịch được phân ra thành những loại nào?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Kịch dân gian

  • B.

    Kịch thơ

  • C.

    Kịch nói

  • D.

    Ca kịch

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, kịch được phân ra thành kịch thơ, kịch nói, ca kịch.

Câu 12 :

Bi kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Đáp án

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Phương pháp giải :

Xem khái lược về kịch

Lời giải chi tiết :

Bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Câu 13 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 14 :

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận bình luận:

Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đáp án

Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Lời giải chi tiết :

Cách bình luận:

Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Câu 15 :

Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,…)

  • B.

    Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân

  • C.

    Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội

  • D.

    Ngôn ngữ do một dân tộc sáng tạo nên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Lời giải chi tiết :

Nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

- Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,…)

- Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân

- Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội

Câu 16 :

Theo tác giả Hoài Thanh, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì?

Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra.

Thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Khó khăn tìm ra tình thần thơ mới:

- Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra: “Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”

- Cả thơ cũ và thơ mới đều có những cái hay, cái dở: “Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào”.

Câu 17 :

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?

  • A.

    Nhát như thỏ đế

  • B.

    Con ốc nằm co

  • C.

    Mũ ni che tai

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ kiểu người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp. Đồng thời thành ngữ này cũng chỉ những kẻ chủ quan, coi thường thực tế.

Câu 18 :

Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu được viết bằng:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Chữ quốc ngữ

Đáp án

Chữ Hán

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản Lưu biệt khi xuất dương

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu được viết bằng chữ Hán.

Câu 19 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Câu hỏi tu từ, ẩn dụ

  • B.

    Câu hỏi tu từ, hoán dụ

  • C.

    So sánh, ẩn dụ

  • D.

    So sánh, hoán dụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Câu hỏi tu từ

- Ẩn dụ

Câu 20 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam(3) hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự ?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Bác bỏ

  • C.

    Bình luận

  • D.

    So sánh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ

Câu 21 :

Thời gian có sự vận động như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Từ sáng sang chiều tối

  • B.

    Từ sáng sang tối

  • C.

    Từ chiều tối sang tối

  • D.

    Từ tối sang đêm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thời gian chuyển từ chiều tối sang tối.

Câu 22 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 23 :

Tập thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Thơ thơ

  • B.

    Gửi hương cho gió

  • C.

    Riêng chung

  • D.

    Khối tình con

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối tình con – Tản Đà

Câu 24 :

Ánh sáng được miêu tả trong khổ 1 bài thơ “Từ ấy” là ánh sáng như thế nào?

Dịu nhẹ

Trong trẻo, tinh khôi

Chói chang, rực rỡ

Đáp án

Chói chang, rực rỡ

Lời giải chi tiết :

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

=> Ánh sáng chói chang, rực rỡ của một ngày nắng hạ.

Câu 25 :

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Loại hình ngôn ngữ hòa kết

Câu 26 :

Trong Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh viết “ta thoát lên tiên” cùng hồn thơ của nhà thơ nào?

  • A.

    Thế Lữ

  • B.

    Nguyễn Bính

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Huy Cận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại đoạn trích Một thời đại trong thi ca

Lời giải chi tiết :

Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ.

(Một thời đại trong thi ca)

Câu 27 :

Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu:

  • A.

    Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn

  • B.

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C.

    Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn

  • D.

    Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại hai thành phần nghĩa của câu

Lời giải chi tiết :

Hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

Câu 28 :

Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ Chiều tối ?

  • A.

    Tầm

  • B.

    Mạn mạn

  • C.

    Thiếu nữ

  • D.

    Hồng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và ý nghĩa toàn bài thơ.

Câu 29 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp tả thực (tả chân) tỉ mỉ, chân thực, phản ánh chính xác đời sống của văn nghệ sĩ và tình cảnh lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ.

Câu 30 :

Tác phẩm Lửa thiêng của Huy Cận thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Văn xuôi

  • C.

    Kịch

  • D.

    Truyện ngắn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lửa thiêng là tập thơ đầu tay của Huy Cận.

Câu 31 :

Nội dung sau về bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin đúng hay sai?

Tôi yêu em được khơi nguồn từ mối tính của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tôi yêu em được khơi nguồn từ mối tính của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.

Câu 32 :

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”

“Khách đường xa” ở có thể hiểu là ai?

Người ở thôn Vĩ Dạ

Nhà thơ

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”

- “Khách đường xa”: có thể hiểu là người thôn Vĩ Dạ, cũng có thể là chính nhà thơ.

- Điệp “khách đường xa” gợi nên sự xa xôi, cách trở.

Câu 33 :

Bài thơ Chiều xuân của tác giả nào?

  • A.

    Nguyễn Bính

  • B.

    Xuân Diệu

  • C.

    Anh Thơ

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ Chiều xuân

Lời giải chi tiết :

Chiều xuân – Anh Thơ.

Câu 34 :

Nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp tôn thờ điều gì?

  • A.

    Tôn thờ chính quyền

  • B.

    Tôn thờ tình yêu

  • C.

    Tôn thờ sự thật

  • D.

    Tôn thờ quá khứ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bê-li-cốp tôn thờ quá khứ: say mê và luôn ca ngợi tiếng Hi Lạp

Câu 35 :

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế ? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

(Về luân lí xã hội ở nước ta)

Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?

  • A.

    Thao tác phân tích

  • B.

    Thao tách bác bỏ

  • C.

    Thao tác so sánh

  • D.

    Thao tác bình luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh luân lí xã hội ở châu Âu với nước ta để làm nổi bật lên thực trạng: Việt Nam chưa có luân lí xã hội.

Câu 36 :

Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Điệp ngữ kết hợp với điệp cú

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Điệp vòng

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ kết hợp với điệp cú: Ai có…dùng

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

Câu 37 :

Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chung nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Các từ ngữ chung

  • B.

    Các thành ngữ chung

  • C.

    Cách sắp xếp từ ngữ chung

  • D.

    Các quy tắc cấu tạo câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung bài thơ và tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ (6 câu thơ đầu) và các kiểu câu cảm thán (lời chửi) ở câu thơ cuối.

=> Cách sắp xếp từ ngữ thuộc về lời nói cá nhân. Mỗi cá nhân có cách sắp xếp từ ngữ khác nhau.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết