Processing math: 100%

Định nghĩa mệnh đề kéo theo - Tính đúng sai của mệnh đề kéo theo - Các cách phát biểu mệnh đề kéo theo — Không quảng cáo

Lý thuyết Toán lớp 10 Lý thuyết Mệnh đề Toán 10


Mệnh đề kéo theo

Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu là (P Rightarrow Q).

1. Lý thuyết

+ Định nghĩa : Cho hai mệnh đề PQ. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo . Kí hiệu là PQ.

+ Ví dụ : P: “2a5>0”, Q: “a>3

Mệnh đề PQ là: “Nếu 2a5>0 thì a>3

Mệnh đề QP là: “Nếu a>3 thì 2a5>0

+ Tính đúng - sai của mệnh đề PQ

Mệnh đề PQ chỉ sai khi P đúng và Q sai .

+ Phát biểu mệnh đề PQ:

  • Tùy theo nội dung, ta có thể phát biểu là “P kéo theo Q”, “Từ P suy ra Q”, “Vì P nên Q”
  • Khi mệnh đề PQ đúng , nó là một định lí . Ta nói:

P là giả thiết, Q là kết luận của định lí

P là điều kiện đủ để có Q

Q là điều kiện cần để có P

2. Ví dụ minh họa

+ Mệnh đề kéo theo

“Nếu ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân”

“Nếu a24=0 thì a=2

+ Tính đúng – sai

“Nếu ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân” đúng.

“Nếu a24=0 thì a=2” sai vì a=2 thì ta cũng có a24=0.

+ Phát biểu mệnh đề

“ABC là tam giác đều kéo theo nó là tam giác cân” Hoặc “ ABC là tam giác đều nên nó là tam giác cân”.

“ABC là tam giác đều là điều kiện đủ để nó là tam giác cân” hoặc “ABC là tam giác cân là điều kiện cần để nó là tam giác đều”

Từ a24=0 suy ra a=2” hoặc “a24=0 kéo theo a=2


Cùng chủ đề:

Tập hợp con - Hai tập hợp bằng nhau
Tập xác định, tập giá trị của hàm số là - Tìm tập xác định, tập gía trị của hàm số cho trước
Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức F=ax+by trên một miền đa giác - Ứng dung của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số - Vẽ đồ thị hàm số
Định nghĩa mệnh đề chứa biến - Phân biệt mệnh đề và mệnh đề chứa biến
Định nghĩa mệnh đề kéo theo - Tính đúng sai của mệnh đề kéo theo - Các cách phát biểu mệnh đề kéo theo
Định nghĩa mệnh đề đảo - Phát biểu mệnh đề đảo - Hai mệnh đề tương đương - Phát biểu hai mệnh đề tương đương
Định nhĩa nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Định nghĩa miền nghiệm - Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình