Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức F=ax+by trên một miền đa giác - Ứng dung của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn — Không quảng cáo

Lý thuyết Toán lớp 10 Lý thuyết Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 10


Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức F=ax+by trên một miền đa giác

Bước 1: Đặt ẩn (hai ẩn x, y), từ giả thiết lập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bước 2: Xác định miền đa giác nghiệm và tọa độ đỉnh của đa giác đó. Bước 3: Tính gía trị cuả F tại các đỉnh của đa giác. So sánh các giá trị thu được. Bước 4: Kết luận.

1. Lý thuyết

Nhiều bài toán thực tế được đưa về bài toán tìm giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) của biểu thức \(F = ax + by\) trên một miền đa giác – miền nghiệm của một hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Người ta chứng minh được F đạt giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất tại một trong các đỉnh của đa giác.

+ Các bước giải

Bước 1: Đặt ẩn (hai ẩn x, y), từ giả thiết lập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bước 2: Xác định miền đa giác nghiệm và tọa độ đỉnh của đa giác đó.

Bước 3: Tính gía trị cuả F tại các đỉnh của đa giác. So sánh các giá trị thu được.

Bước 4: Kết luận.

2. Ví dụ minh họa

Nhà cô Minh có mảnh vườn rộng \(8{m^2}\). Cô dự định trồng cà chua và cải bắp trên toàn bộ mảnh vườn đó. Nếu trồng cà chua thì cần 20 công và thu được 300 nghìn đồng trên mỗi \({m^2}\). Nếu trồng cải bắp thì cần 30 công và thu được 400 nghìn đồng trên mỗi \({m^2}\). Hỏi cần cần trồng mỗi loại cây trên diện tích bao nhiêu để tthu được nhiều tiền nhất mà tổng số công không quá 180?

Lời giải chi tiết

Gọi diện tích trồng cà chua và cải bắp lần lượt là x, y (đơn vị: \({m^2}\)). \((x,y \ge 0)\)

Mảnh vườn rộng \(8{m^2}\) nên ta có: \(x + y \le 8\)

Khi trồng x \({m^2}\) cà chua thì cần \(20x\) công và thu được \(300x\) nghìn đồng

Khi trồng y \({m^2}\) cải bắp thì cần \(30x\) công và thu được \(400x\) nghìn đồng

Tổng số công không quá 180 nên ta có: \(20x + 30y \le 180\) hay \(2x + 3y \le 18\)

Tổng số tiền thu được là: \(F(x;y) = 300x + 400y\)

Ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 8\\0 \le y \le 8\\x + y \le 8\\2x + 3y \le 18\end{array} \right.\)

Biểu diễn miền nghiệm trên hệ trục Oxy, ta được:

Miền nghiệm là miền tứ giác ABCD (kể cả các cạnh), trong đó \(A(0;6),B(6;2),C(8;0),O(0;0)\)

Lần lượt thay tọa độ các điểm A, B, C, D vào biểu thức \(F(x;y) = 300x + 400y\) ta được:

\[\begin{array}{l}F(0;0) = 300.0 + 400.0 = 0\\F(0;6) = 300.0 + 400.6 = 2400\\F(2;6) = 300.2 + 400.6 = 3000\\F(8;0) = 300.8 + 400.0 = 2400\end{array}\]

Do đó F đạt giá trị lớn nhất bằng 3000 tại \(x = 2;y = 6\)

Vậy cô Minh cần mua trồng \(2{m^2}\) cà chua và \(6{m^2}\) cải bắp.


Cùng chủ đề:

Sự biến thiên của hàm số bậc hai - Hàm số đồng biến - Hàm số nghịch biến
Tam thức bậc hai
Tập hợp - Cách mô tả tập hợp
Tập hợp con - Hai tập hợp bằng nhau
Tập xác định, tập giá trị của hàm số là - Tìm tập xác định, tập gía trị của hàm số cho trước
Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức F=ax+by trên một miền đa giác - Ứng dung của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số - Vẽ đồ thị hàm số
Định nghĩa mệnh đề chứa biến - Phân biệt mệnh đề và mệnh đề chứa biến
Định nghĩa mệnh đề kéo theo - Tính đúng sai của mệnh đề kéo theo - Các cách phát biểu mệnh đề kéo theo
Định nghĩa mệnh đề đảo - Phát biểu mệnh đề đảo - Hai mệnh đề tương đương - Phát biểu hai mệnh đề tương đương
Định nhĩa nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Định nghĩa miền nghiệm - Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình