Tập hợp con. Hai tập hợp bằng nhau
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con (tập con) của B. Cho tập hợp A có n phần tử, khi đó số tập hợp con của A là: ({2^n})
1. Lý thuyết
+ Định nghĩa: Tập hợp con
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con (tập con) của B.
+ Kí hiệu
A⊂B (đọc là A chứa trong B) hoặc B⊃A(đọc là B chứa A).
+ Nhận xét:
· A⊂A và ∅⊂A với mọi tập A.
· Nếu A không là tập con của B thì ta viết A⊄
· Nếu A \subset B hoặc A \subset B thì ta nói A và B có quan hệ bao hàm .
+ Số tập hợp con:
Cho tập hợp A có n phần tử, khi đó số tập hợp con của A là: {2^n}
+ Biểu đồ Ven:
Người ta thường minh họa tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín.
Theo cách này, ta có thể minh họa A là tập con của B như sau:
+ Mối quan hệ giữa các tập hợp số
\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}
+ Kiểm tra A là tập con của B
A \subset B \Leftrightarrow \forall x \in A suy ra x \in B
A \not\subset B \Leftrightarrow \exists x \in A:x \notin B
+ Định nghĩa: Hai tập hợp bằng nhau
Hai tập hợp A và B gọi là bằng nhau nếu mỗi phần tử của A cũng là phần tử của tập hợp B và ngược lại.
+ Kí hiệu: A = B
+ Nhận xét: A = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \subset B\\B \subset A\end{array} \right.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ về tập hợp con
Cho tập hợp A = \{ 2;3;7\}
Các tập B = \{ 2\} ,C = \{ 2;7\} là các tập con của A. Kí hiệu: B \subset A, C \subset A
Các tập D = \{ 4;5\} ,E = \{ 0\} không là tập con của A. Kí hiệu: D \not\subset A, E \not\subset A
Ví dụ về hai tập hợp bằng nhau
C là tập hợp các hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
D là tập hợp các hình vuông
Ta có: C \subset D và D \subset C nên C = D