Tập xác định, tập giá trị của hàm số là - Tìm tập xác định, tập gía trị của hàm số cho trước — Không quảng cáo

Lý thuyết Toán lớp 10 Lý thuyết Hàm số và đồ thị Toán 10


Tập xác định, tập giá trị của hàm số

Tập xác định của hàm số \(y = f(x)\) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức \(f(x)\) có nghĩa. Tập giá trị của hàm số \(y = f(x)\) là tập hợp tất cả các giá trị \(f(x)\) tương ứng với x thuộc tập xác định.

1. Lý thuyết

+ Định nghĩa:

Tập xác định của hàm số \(y = f(x)\) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức \(f(x)\) có nghĩa.

Tập giá trị của hàm số \(y = f(x)\) là tập hợp tất cả các giá trị \(f(x)\) tương ứng với x thuộc tập xác định.

+ Kí hiệu :

Tập xác định thường kí hiệu là D. Ta nói: \(x \in D\) là điều kiện xác định của hàm số.

Tập giá trị thường kí hiệu là T.

+ Điều kiện xác định của một số biểu thức

\(\sqrt {f(x)} \) xác định khi \(f(x) \ge 0\)

\(\frac{1}{{f(x)}}\) xác định khi \(f(x) \ne 0\)

\(\frac{1}{{\sqrt {f(x)} }}\) xác định khi \(f(x) > 0\)

2. Ví dụ minh họa

Dạng bảng

Tập xác định là tập hợp các giá trị x có trong bảng.

Tập giá trị là tập hợp các giá trị y có trong bảng.

Ví dụ: Dự báo thời tiết ngày 2/11/2022 tại Hà Nội

Giờ

1

4

7

10

13

16

19

22

Nhiệt độ \({(^o}C)\)

19

17

22

26

29

27

25

23

Tập xác định \(D = \{ 1;4;7;10;13;16;19;22\} \)

Tập giá trị \(T = \{ 19;17;22;26;29;27;25;23\} \).

Dạng biểu đồ

Ví dụ: Dự báo thời tiết ngày 20/11/2021 tại Hà Nội

Tập xác định \(D = \{ 1;4;7;10;13;16;19;22\} \)

Tập giá trị \(T = \{ 20;19;22;23;27;26\} \).

Dạng công thức

Ví dụ:

\(y = {x^2} + 3\), biểu thức có nghĩa với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên tập xác định là \(D = \mathbb{R}\)

\(y = \sqrt {x - 1} \), biểu thức có nghĩa nếu \(x - 1 \ge 0\) hay \(x \ge 1\). Vậy tập xác định \(D = [1; + \infty )\)

\(y = \left\{ \begin{array}{l} - 3x + 5\quad \quad x \le 1\\2{x^2}\quad \quad \quad \;\;x > 2\end{array} \right.\), ta xác đinh được y với \(x \le 1\) hoặc \(x > 2\), do đó tập xác định là \(D = ( - \infty ;1] \cup (2; + \infty )\)


Cùng chủ đề:

Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc đặc biệt
Sự biến thiên của hàm số bậc hai - Hàm số đồng biến - Hàm số nghịch biến
Tam thức bậc hai
Tập hợp - Cách mô tả tập hợp
Tập hợp con - Hai tập hợp bằng nhau
Tập xác định, tập giá trị của hàm số là - Tìm tập xác định, tập gía trị của hàm số cho trước
Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức F=ax+by trên một miền đa giác - Ứng dung của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số - Vẽ đồ thị hàm số
Định nghĩa mệnh đề chứa biến - Phân biệt mệnh đề và mệnh đề chứa biến
Định nghĩa mệnh đề kéo theo - Tính đúng sai của mệnh đề kéo theo - Các cách phát biểu mệnh đề kéo theo
Định nghĩa mệnh đề đảo - Phát biểu mệnh đề đảo - Hai mệnh đề tương đương - Phát biểu hai mệnh đề tương đương