Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải bài 2 trang 102 vở thực hành Toán 9 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 9, soạn vở thực hành Toán 9 KNTT Bài 14. Cung và dây của một đường tròn trang 100, 101,


Giải bài 2 trang 102 vở thực hành Toán 9

Cho đường tròn (O; 5cm) và AB là một dây bất kì của đường tròn đó. Biết (AB = 6cm). a) Tính khoảng cách từ O đến đường thẳng AB. b) Tính (tan alpha ) nếu góc ở tâm chắn cung AB bằng (2alpha ).

Đề bài

Cho đường tròn (O; 5cm) và AB là một dây bất kì của đường tròn đó. Biết AB=6cm.

a) Tính khoảng cách từ O đến đường thẳng AB.

b) Tính tanα nếu góc ở tâm chắn cung AB bằng 2α.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) + Gọi C là trung điểm của AB. Chứng minh CO là đường cao của tam giác OAB nên OC là khoảng cách từ O đến AB.

+ Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác AOC vuông tại C tính được OC.

b) + Trong tam giác cân OAB, đường trung tuyến OC cũng là đường phân giác, suy ra ^AOC=α.

+ Xét tam giác AOC vuông tại C, ta có: tanα=tan^AOC=CACO.

Lời giải chi tiết

(H.5.10)

Theo giả thiết, ta có OA=OB=5cm; AB=6cm.

a) Gọi C là trung điểm của AB, ta có AC=CB=3cm. Trong tam giác AOB cân tại O (OA=OB) có OC là đường trung tuyến nên cũng là đường cao nghĩa là COAB tại C.

Vậy OC là khoảng cách từ O đến AB.

Trong tam giác vuông AOC, ta có: OC2=OA2CA2=5232=16, suy ra OC=4cm.

Vậy khoảng cách từ O đến đường thẳng AB bằng 4cm.

b) Trong tam giác cân OAB, đường trung tuyến OC cũng là đường phân giác. Mà ^AOB=2α nên ^AOC=α.

Xét tam giác AOC vuông tại C, ta có: tanα=tan^AOC=CACO=34.


Cùng chủ đề:

Giải bài 2 trang 91 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 92 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 94, 95 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 98 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 99 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 102 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 103, 104 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 106 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 106 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 108 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 111 vở thực hành Toán 9 tập 2