Giải bài 2 trang 78, 79 vở thực hành Toán 9 tập 2 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 9, soạn vở thực hành Toán 9 KNTT Luyện tập chung trang 77 trang 77, 78, 79 Vở thực hành


Giải bài 2 trang 78, 79 vở thực hành Toán 9 tập 2

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau: G: “Không có con xúc xắc xuất nào hiện mặt 6 chấm”; H: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc I là số lẻ và số chấm xuất hiện trên con xúc xắc II lớn hơn 4”; K: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lớn hơn 2”.

Đề bài

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau:

G: “Không có con xúc xắc xuất nào hiện mặt 6 chấm”;

H: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc I là số lẻ và số chấm xuất hiện trên con xúc xắc II lớn hơn 4”;

K: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lớn hơn 2”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách tính xác suất của một biến cố E:

Bước 1. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Từ đó xác định số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \).

Bước 2. Chứng tỏ các kết quả có thể của phép thử là đồng khả năng.

Bước 3. Mô tả kết quả thuận lợi của biến cố E. Từ đó xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Bước 4. Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E với số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \).

Lời giải chi tiết

Không gian mẫu \(\Omega  = \){\(\left( {a,b} \right),1 \le a,b \le 6\), trong đó a và b là các số tự nhiên}. Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Mỗi ô trong bảng là một kết quả có thể. Có 36 kết quả có thể là đồng khả năng.

- Các kết quả thuận lợi cho biến cố G là các cặp số (a, b), trong đó \(1 \le a,b \le 5\).

Có 25 kết quả thuận lợi cho biến cố G.

Vậy \(P\left( G \right) = \frac{{25}}{{36}}\).

- Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố H là (1, 5), (1, 6), (3, 5), (3, 6), (5, 5), (5, 6).

Vậy \(P\left( H \right) = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).

- Các kết quả thuận lợi cho biến cố K là các cặp số (a, b) trong đó \(3 \le a,b \le 6\).

Có 16 kết quả thuận lợi cho biến cố K.

Vậy \(P\left( K \right) = \frac{{16}}{{36}} = \frac{4}{9}\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 2 trang 66 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 70, 71 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 73 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 74, 75 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 78 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 78, 79 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 82, 83 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 85 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 87 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 91 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 92 vở thực hành Toán 9 tập 2