Giải bài 32 trang 116 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Cho đường tròn (O; R) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn. Vẽ hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O), hai tiếp tuyến đó cắt nhau tại M. a) Tính số đo cung nhỏ AB và số đo cung lớn AB nếu ^AMB=40∘. b) Tính diện tích của tứ giác OAMB theo R nếu số đo cung nhỏ AB bằng 120⁰.
Đề bài
Cho đường tròn (O; R) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn. Vẽ hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O), hai tiếp tuyến đó cắt nhau tại M.
a) Tính số đo cung nhỏ AB và số đo cung lớn AB nếu ^AMB=40∘.
b) Tính diện tích của tứ giác OAMB theo R nếu số đo cung nhỏ AB bằng 120⁰.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Áp dụng: Tổng 4 góc trong tứ giác bằng 360⁰ để tính góc AOB, từ đó suy ra số đo 2 cung cần tìm.
b) Bước 1: Tính AM và diện tích tam giác OAM.
Bước 2: Tính BM và diện tích tam giác OBM.
Bước 3: SAMBO=SOMA+SOMB.
Lời giải chi tiết
a) Do MA, MB là 2 tiếp tuyến của (O) nên MA⊥OA,MB⊥OB, hay ˆA=ˆB=90∘.
Xét tứ giác OAMB có ˆA+^AOB+ˆB+^AMB=360∘, do đó
^AOB=360∘−(ˆA+ˆB+^AMB)=360∘−(90∘+90∘+40∘)=140∘.
Ta có số đo cung nhỏ AB bằng số đo góc ở tâm ^AOB, bằng 140∘;
Số đo cung lớn AB là 360∘−140∘=220∘.
b) Số đo cung nhỏ AB là 120⁰ nên ^AOB=120∘.
Do MA, MB là 2 tiếp tuyến của (O) nên OA là tia phân giác của góc AOB,
do đó ^AOM=^BOM=^AOB2=120∘2=60∘.
Xét tam giác OMA vuông tại A, ta có
MA=AO.tan^AOM=R.tan60∘=R√3
Diện tích tam giác OMA là
SOMA=12MA.AO=12R√3.R=√3R22.
Xét tam giác OMB vuông tại B, ta có
MB=BO.tan^BOM=R.tan60∘=R√3.
Diện tích tam giác OMB là
SOMB=12MB.BO=12R√3.R=√3R22.
Diện tích AMBO là:
SAMBO=SOMA+SOMB=√3R22+√3R22=√3R2.