Giải bài 7 trang 68 sách bài tập toán 11 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 11 - Giải SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 1. Giới hạn của dãy số - SBT Toán 11 CD


Giải bài 7 trang 68 sách bài tập toán 11 - Cánh diều

Cho hai dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\), \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({u_n} = 3 - \frac{4}{{n + 1}}\), \({v_n} = 8 - \frac{5}{{3{n^2} + 2}}\). Tính:

Đề bài

Cho hai dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\), \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({u_n} = 3 - \frac{4}{{n + 1}}\), \({v_n} = 8 - \frac{5}{{3{n^2} + 2}}\). Tính:

a)    \(\lim {u_n}\), \(\lim {v_n}\)

b)    \(\lim \left( {{u_n} + {v_n}} \right)\), \(\lim \left( {{u_n} - {v_n}} \right)\), \(\lim \left( {{u_n}.{v_n}} \right)\), \(\lim \frac{{{u_n}}}{{{v_n}}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất về dãy số có giới hạn vô cực.

Sử dụng định lí về giới hạn hữu hạn: Nếu \(\lim {u_n} = a\), \(\lim {v_n} = b\) thì:

\(\lim \left( {{u_n} + {v_n}} \right) = a + b\), \(\lim \left( {{u_n} - {v_n}} \right) = a - b\), \(\lim \left( {{u_n}.{v_n}} \right) = ab\)

Trường hợp \({v_n} \ne 0\) và \(b \ne 0\), ta có \(\lim \frac{{{u_n}}}{{{v_n}}} = \frac{a}{b}\)

Lời giải chi tiết

a)

Ta có \(\lim 4 = 4\) và \(\lim \left( {n + 1} \right) =  + \infty \), nên \(\lim \frac{4}{{n + 1}} = 0\).

Sử dụng định lí về giới hạn hữu hạn, ta có:

\(\lim {u_n} = \lim \left( {3 - \frac{4}{{n + 1}}} \right) = \lim 3 - \lim \frac{4}{{n + 1}} = 3 - 0 = 3\)

Chứng minh tương tự, ta cũng có:

\(\lim {v_n} = \lim \left( {8 - \frac{5}{{3{n^2} + 2}}} \right) = \lim 8 - \lim \frac{5}{{3{n^2} + 2}} = 8 - 0 = 8\)

b) Theo kết quả câu a, ta có \(\lim {u_n} = 3\), \(\lim {v_n} = 8 \ne 0\).

Sử dụng định lí về giới hạn hữu hạn, ta có:

\(\lim \left( {{u_n} + {v_n}} \right) = \lim {u_n} + \lim {v_n} = 3 + 8 = 11\)

\(\lim \left( {{u_n} - {v_n}} \right) = \lim {u_n} - \lim {v_n} = 3 - 8 =  - 5\)

\(\lim \left( {{u_n}.{v_n}} \right) = \lim {u_n}.\lim {v_n} = 3.8 = 24\)

\(\lim \frac{{{u_n}}}{{{v_n}}} = \frac{{\lim {u_n}}}{{\lim {v_n}}} = \frac{3}{8}\) (do \({v_n} \ne 0\) với \(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\))


Cùng chủ đề:

Giải bài 7 trang 10 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 17 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 34 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 46 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 65 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 68 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 94 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 8 trang 11 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 8 trang 17 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 8 trang 34 sách bài tập toán 11 - Cánh diều