Giải bài 8. 5 trang 44 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2 — Không quảng cáo

SBT Toán 9 - Giải SBT Toán 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu - SBT Toá


Giải bài 8.5 trang 44 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

Một tấm bìa hình tròn được chia làm năm hình quạt tròn có diện tích bằng nhau, trên mỗi hình quạt lần lượt ghi các số 1, 2, 3, 4, 5 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Bạn An quay tấm bìa hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử.

Đề bài

Một tấm bìa hình tròn được chia làm năm hình quạt tròn có diện tích bằng nhau, trên mỗi hình quạt lần lượt ghi các số 1, 2, 3, 4, 5 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Bạn An quay tấm bìa hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại.

a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì?

b) Mô tả không gian mẫu của phép thử.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức về phép thử để tìm phép thử: Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử.

Sử dụng kiến thức về không gian mẫu để tìm không gian mẫu: Sử dụng kiến thức về không gian mẫu để tìm không gian mẫu: Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử (gọi tắt là tập tất cả các kết quả có thể của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử.

Ta có thể tìm số phần tử của không gian mẫu bằng cách lập bảng.

Lời giải chi tiết

a) Kết quả phép thử là An quay tấm bìa hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại.

b) Kết quả của phép thử là một cặp số (a, b) trong đó a và b tương ứng là số ghi trên hình quạt tròn ở lần quay thứ nhất và thứ hai.

Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Vậy không gian mẫu của phép thử là:

\(\Omega  = \{\left( {1, 1} \right),\left( 1,2 \right),\left( 1,3 \right),\left( 1,4 \right),\left( 1,5 \right),\\\left( 2,1 \right),\left( {2, 2} \right),\left( 2,3 \right),\left( 2,4 \right),\left( 2,5 \right),\\\left( 3,1 \right),\left( 3,2 \right),\left( {3, 3} \right),\left( 3,4 \right),\left( 3,5 \right),\\\left( 4,1 \right),\left( 4,2 \right),\left( 4,3 \right),  \left( {4, 4}\right)\},\left( {4,5} \right),\\\left( {5,1} \right),\left( {5,2} \right),\left( {5,3} \right),\left( {5,4} \right), \left( {5, 5} \right) .\)

Không gian mẫu có 25 (phần tử).


Cùng chủ đề:

Giải bài 8 trang 72 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 1 trang 43 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 2 trang 43 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 3 trang 43 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 4 trang 43 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 5 trang 44 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 6 trang 46 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 7 trang 46 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 8 trang 46 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 9 trang 46 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 8. 10 trang 46 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2