Giải bài tập 14 trang 38 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Cho một hình trụ nội tiếp trong hình nón có chiều cao bằng 12 cm và bán kính đáy bằng 5 cm (Hình 4a). Người ta cắt hình nón, trụ này theo mặt phẳng chứa đường thẳng nối đỉnh và tâm hình tròn đáy của hình nón thì thu được một hình phẳng như Hình 4b
Đề bài
Cho một hình trụ nội tiếp trong hình nón có chiều cao bằng 12 cm và bán kính đáy bằng 5 cm (Hình 4a). Người ta cắt hình nón, trụ này theo mặt phẳng chứa đường thẳng nối đỉnh và tâm hình tròn đáy của hình nón thì thu được một hình phẳng như Hình 4b
a) Chứng minh rằng công thức tính bán kính r của đáy hình trụ theo chiều cao h của nó là: r=5(12−h)12
b) Chứng minh biểu thức sau biểu thị thể tích khối trụ theo h: V(h)=25πh(12−h)2144
c) Tìm h để khối trụ có thể tích lớn nhất.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Từ hình vẽ, tìm mối liên hệ giữa r và h thông qua các công thức tính diện tích, thể tích,….
b) Thể tích khối trụ là V=πr2h
c) Lập bảng biến thiên và quan sát
Lời giải chi tiết
a) Xét nửa tam giác lớn Hình 4b. Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích tam giác lớn trừ diện tích hai tam giác nhỏ. Ta có: rh=12.12.5−12.h(5−r)−12(12−h).r=60−5h+rh−12r+rh2
⇔2rh=60−5h+2rh−12r⇔12r=60−5h⇔r=5(12−h)12
b) Thể tích khối trụ là: V(h)=πr2h=π.52(12−h)2122h=25πh(12−h)2144
c) Thể tích khối trụ lớn nhất khi V(h) đạt giá trị lớn nhất. Ta tìm max của hàm V(h) bằng cách tìm đạo hàm V'(h) và lập bảng biến thiên.
V′(h)=75πh2−1200πh+3600π144=0⇔[h=4h=12
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên, ta thấy max(0;+∞)V(h)=V(4)=400π9
Vậy để khối trụ có thể tích lớn nhất thì h = 4cm