Giải bài tập 15 trang 23 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 9 chân trời sáng tạo


Giải bài tập 15 trang 23 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp đại số. a) Fe + Cl2 ( to ) FeCl3 b) SO2 + O2 SO3 c) Al + O2 ( to ) Al2O3

Đề bài

Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp đại số.

a) Fe + Cl 2 \( \to \) FeCl 3

b) SO 2 + O 2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\)  SO 3

c) Al + O 2 \( \to \) Al 2 O 3

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y

Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số.

Lời giải chi tiết

a) Gọi x và y lần lượt là hệ số của Fe và Cl 2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học

xFe + yCl 2 \( \to \) FeCl 3

Cân bằng số nguyên tử Fe, số nguyên tử Cl ở 2 vế, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{2y = 3}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \frac{3}{2}}\\{x = 1}\end{array}} \right.\)

Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có

Fe + \(\frac{3}{2}\)Cl 2 \( \to \) FeCl 3

Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được

2Fe + 3Cl 2 \( \to \) 2FeCl 3

b) Gọi x và y lần lượt là hệ số của S và O 2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học

xSO 2 + yO 2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) SO 3

Cân bằng số nguyên tử S, số nguyên tử O ở 2 vế, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{2x + 2y = 3}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \frac{1}{2}}\\{x = 1}\end{array}} \right.\)

Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có

SO 2 + \(\frac{1}{2}\)O 2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) SO 3

Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được

2SO 2 + O 2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) 2SO 3

c) Gọi x và y lần lượt là hệ số của Al và O 2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học

xAl + yO 2 \( \to \) Al 2 O 3

Cân bằng số nguyên tử Al, số nguyên tử O ở 2 vế, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2}\\{2y = 3}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \frac{3}{2}}\\{x = 2}\end{array}} \right.\)

Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có

2Al + \(\frac{3}{2}\)O 2 \( \to \) Al 2 O 3

Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được

4Al + 3O 2 \( \to \) 2Al 2 O 3


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 14 trang 23 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 14 trang 58 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 14 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 14 trang 99 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 14 trang 105 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 15 trang 23 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 15 trang 23 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 15 trang 58 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 15 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 15 trang 99 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 15 trang 105 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo