Giải bài tập 4 trang 79 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Ở một khu rừng nọ có 7 chú lùn, trong đó có 4 chú luôn nói thật, 3 chú còn lại luôn tự nhận mình nói thật nhưng xác suất để mỗi chú này nói thật là 0,5. Bạn Tuyết gặp ngẫu nhiên 1 chú lùn. Gọi A là biến cố “Chú lùn đó luôn nói thật” và B là biến cố “Chú lùn đó tự nhận mình luôn nói thật”. a) Tính xác suất của các biến cố A và B. b) Biết rằng chú lùn mà bạn Tuyết gặp tự nhận mình là người luôn nói thật. Tính xác suất để chú lùn đó luôn nói thật.
Đề bài
Ở một khu rừng nọ có 7 chú lùn, trong đó có 4 chú luôn nói thật, 3 chú còn lại luôn tự nhận mình nói thật nhưng xác suất để mỗi chú này nói thật là 0,5. Bạn Tuyết gặp ngẫu nhiên 1 chú lùn. Gọi A là biến cố “Chú lùn đó luôn nói thật” và B là biến cố “Chú lùn đó tự nhận mình luôn nói thật”.
a) Tính xác suất của các biến cố A và B.
b) Biết rằng chú lùn mà bạn Tuyết gặp tự nhận mình là người luôn nói thật. Tính xác suất để chú lùn đó luôn nói thật.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Xác suất của biến cố A là thương của số lượng chú lùn luôn nói thật và tổng số chú lùn. Để tính P(B), ta sử dụng công thức xác suất toàn phần: P(B)=P(A).P(B|A)+P(ˉA).P(B|ˉA).
b) Xác suất cần tính là P(A|B), sử dụng công thức Bayes để tính xác suất đó.
Lời giải chi tiết
a) Có 7 chú lùn, trong đó có 4 chú lùn luôn nói thật, nên xác suất của biến cố A là P(A)=47. Suy ra P(ˉA)=1−47=37.
Nếu chọn được chú lùn luôn nói thật, xác suất chú lùn đó nói thật là 1. Như vậy P(B|A)=1.
Nếu chọn được chú lùn tự nhận mình nói thật, xác suất chú lùn đó nói thật là 0,5. Như vậy P(B|ˉA)=0,5.
Vậy xác suất của biến cố B là
P(B)=P(A).P(B|A)+P(ˉA).P(B|ˉA)=47.1+37.0,5=1114.
b) Xác suất chú lùn đó luôn nói thật, nếu bạn Tuyết gặp một chú lùn tự nhận mình nói thật là P(A|B)=P(A).P(B|A)P(B)=47.11114=811.