Giải bài tập 9.42 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Kết nối tri thức
Cho một hình lục giác đều và một hình vuông cùng nội tiếp một đường tròn. Biết rằng hình vuông có cạnh bằng 3cm. Tính chu vi và diện tích của một hình lục giác đều đã cho.
Đề bài
Cho một hình lục giác đều và một hình vuông cùng nội tiếp một đường tròn. Biết rằng hình vuông có cạnh bằng 3cm. Tính chu vi và diện tích của một hình lục giác đều đã cho.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Gọi hình vuông ABCD và lục giác đều EFGHIJ cùng nội tiếp đường tròn (O).
+ Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B để tính AC, từ đó suy ra bán kính (O).
+ Chứng minh ΔEOF=ΔGOF=ΔGOH=ΔIOH=ΔIOJ=ΔEOJ(c.c.c), suy ra ^EOF=^FOG=^GOH=^HOI=^IOJ=^JOE=360o6=60o
+ Chứng minh tam giác EOF đều, từ đó tính được EF.
+ Chu vi lục giác đều EFGHIJ là: P=6EF.
+ Tính diện tích tam giác EOF.
+ Diện tích lục giác EFGHIJ bằng 6 lần diện tích tam giác EOF.
Lời giải chi tiết
Gọi hình vuông ABCD và lục giác đều EFGHIJ cùng nội tiếp đường tròn (O).
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B có:
AC2=AB2+BC2⇒AC=√AB2+BC2=3√2(cm)
Do đó, bán kính đường tròn (O) bằng 3√22cm.
Vì EFGHIJ là lục giác đều EF=FG=GH=HI=IJ=JE
Mà lục giác EFGHIJ nội tiếp (O) nên OE=OF=OG=OH=OI=OJ.
Do đó, ΔEOF=ΔGOF=ΔGOH=ΔIOH=ΔIOJ=ΔEOJ(c.c.c)
Suy ra, ^EOF=^FOG=^GOH=^HOI=^IOJ=^JOE=360o6=60o
Tam giác EOF có: OE=OF,^EOF=60o nên tam giác EOF đều.
Do đó, OE=EF=3√22cm
Chu vi lục giác đều EFGHIJ là: P=6EF=6.3√22=9√2(cm)
Kẻ OK vuông góc với EF tại K. Khi đó, OK là đường trung tuyến trong tam giác đều EOF.
Suy ra: EK=12EF=3√24cm
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác OKE vuông tại K có:
OK2+KE2=OE2⇒OK=√OE2−KE2=3√64(cm)
Diện tích tam giác EOF là:
SEOF=12OK.EF=12.3√64.3√22=9√38(cm2)
Vì ΔEOF=ΔGOF=ΔGOH=ΔIOH=ΔIOJ=ΔEOJ nên
SEFGHIJ=6SΔEOF=6.9√38=27√34(cm2)