Giải mục 1 trang 11 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Quan sát các điểm được vẽ trên mặt phẳng tọa độ (Hình 1).
Khám phá 1
Quan sát các điểm được vẽ trên mặt phẳng tọa độ (Hình 1).
a) Có nhận xét gì về các vectơ →AA′,→BB′,...,→EE′
b) Có hay không phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A’, B’, C’, D’, E’?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1, nhận xét về hướng, độ dài của các vectơ
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát Hình 1, ta thấy các vectơ →AA′,→BB′,...,→EE′ cùng hướng và có độ dài bằng nhau.
Vậy →AA′=→BB′=→CC′=→DD′=→EE′
b) Ta đặt →u=→AA′=→BB′=→CC′=→DD′=→EE′
Khi đó tồn tại phép biến hình biến điểm A thành điểm A’ sao cho →AA′=→u
Tương tự như vậy, ta thấy phép biến hình đó cũng biến các điểm B, C, D, E thành các điểm B’, C’, D’, E’ sao cho →BB′=→CC′=→DD′=→EE′=→u
Vậy có phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A’, B’, C’, D’, E’
Thực hành 1
Chứng minh phép đồng nhất là một phép tịnh tiến.
Phương pháp giải:
Cho vectơ →u, phép tịnh tiến theo vectơ →u là phép biến hình biến điểm M thành điểm M’ sao cho →MM′=→u.
Lời giải chi tiết:
Giả sử A’ là ảnh của A qua phép đồng nhất f. Tức là, A’ = f(A).
Suy ra A′≡A hay AA′=0.
Khi đó →AA′=→0.
Tương tự như vậy, với mỗi điểm M bất kì, ta lấy điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép đồng nhất f.
Khi đó ta cũng có →MM′=→0.
Vậy phép đồng nhất là một phép tịnh tiến theo →0
Vận dụng 1
Tìm độ dài vectơ tịnh tiến của phép tịnh tiến theo vectơ →v biến các điểm A, B, C, D, E thành A’, B’, C’, D’, E’ trong Hoạt động khám phá 1 (biết cạnh mỗi ô vuông là 1 đơn vị).
Phương pháp giải:
Cho vectơ →u, phép tịnh tiến theo vectơ →u là phép biến hình biến điểm M thành điểm M’ sao cho →MM′=→u.
Nếu M′(x′;y′) là ảnh của M(x;y) qua phép tịnh tiến T→u , →u=(a;b) thì biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến là {x′=x+ay′=y+b
Lời giải chi tiết:
Từ Hoạt động khám phá 1 , ta có →u=→AA′=→BB′=→CC′=→DD′=→EE′.
Ta đặt →v=→u
Khi đó phép tịnh tiến theo →v=→u biến các điểm A, B, C, D, E thành điểm A’, B’, C’, D’, E’.
Dựng ΔAA′M vuông tại M (như hình vẽ).
Ta có AM=1 (đơn vị), A′M=10 (đơn vị) (do cạnh mỗi ô vuông là 1 đơn vị).
Suy ra AA′=√AM2+A′M2=√12+102=√101.
Khi đó |→v|=|→AA′|=AA′=√101
Vậy độ dài vectơ tịnh tiến của phép tịnh tiến theo vectơ →v là √101.