Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải mục 1 trang 25, 26, 27 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo Bài 5. Phép quay Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sá


Giải mục 1 trang 25, 26, 27 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo

Tìm phép biến hình biến ΔBAC thành ΔBA’C’ (Hình 1).

Khám phá 1

a) Tìm phép biến hình biến ΔBAC thành ΔBA’C’ (Hình 1).

b) Trong mặt phẳng, cho điểm O cố định (Hình 2).

Gọi f là quy tắc ứng với mỗi điểm M trùng O cho ta điểm O và ứng với điểm M khác O cho ta một điểm M’ xác định như sau:

– Dùng compa vẽ đường tròn (C) tâm O bán kính OM.

– Trên (C) chọn điểm M’ sao cho góc lượng giác (OM, OM’) bằng 60°.

Quy tắc f có phải là một phép biến hình không?

Hãy vẽ điểm M’ theo quy tắc trên nếu thay góc 60° bởi góc –30°.

Phương pháp giải:

Phép biến hình f trong mặt phẳng là một quy tắc cho tương ứng với mỗi điểm M với duy nhất một điểm M’. Điểm M’ được gọi là ảnh của điểm M qua phép biến hình f, kí hiệu M=f(M).

Lời giải chi tiết:

a) Để tìm phép biến hình biến ∆BAC thành ∆BA’C’, ta tìm phép biến hình biến điểm B thành chính nó, biến điểm A thành điểm A’, biến điểm C thành điểm C’.

Với A(7;4),B(2;3),C(5;0),A(3;2),C(1;0), ta có:

BA=(5;1),BA=(1;5),AA=(4;6)

Suy ra BA=BA=26;AA=213

Khi đó cos^ABA=BA2+BA2AA22.BA.BA=26+26(213)22.26.26=0

Vì vậy (BA,BA)=^ABA=90

Suy ra phép biến hình biến đoạn thẳng BA thành đoạn thẳng BA’ là phép biến hình biến điểm B thành điểm B, biến điểm A thành điểm A’ sao cho BA’ = BA và góc lượng giác (BA,BA)=90(1)

Thực hiện tương tự, ta được BC=BC=32;(BC,BC)=90

Suy ra phép biến hình biến đoạn thẳng BC thành đoạn thẳng BC’ là phép biến hình biến điểm B thành điểm B, biến điểm C thành điểm C’ sao cho BC’ = BC và góc lượng giác (BC,BC)=90(2)

Từ (1), (2), ta thu được phép biến hình biến ∆BAC thành ∆BA’C’ là phép biến hình biến điểm B thành chính nó, biến điểm A thành điểm A’ sao cho  và góc lượng giác (BA,BA)=90 và biến điểm C thành điểm C’ sao cho BC=BC  và góc lượng giác (BC,BC)=90.

b) Đặt f(M)=M. Trong đó, M’ là điểm nằm trên (C) sao cho góc lượng giác (OM,OM) bằng 60°.

Ta thấy f là một quy tắc sao cho ứng với mỗi điểm M đều xác định duy nhất một điểm M’.

Vậy f là một phép biến hình.

Cách vẽ điểm M’ theo quy tắc trên với góc lượng giác (OM, OM’) bằng –30°:

– Dùng compa vẽ đường tròn (C) tâm O bán kính OM.

– Trên (C) chọn điểm M’ sao cho góc lượng giác (OM, OM’) bằng –30°.

Ta có hình vẽ sau:

Thực hành 1

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm tọa độ của các điểm là ảnh của điểm M(2;2) lần lượt qua các phép quay Q(O,45),Q(O,90),Q(O,180),Q(O,360).

Phương pháp giải:

Phép quay tâm O, góc quay  :

Khi đó, {x=xcosαysinαy=xsinα+ycosα

Lời giải chi tiết:

Ta có OM=(2;2). Suy ra OM = 2.

Vẽ đường tròn (C) tâm O bán kính OM.

⦁ Ảnh của điểm M(2;2) qua phép quay Q(O,45)

Ta có Q(O,45) biến điểm M khác O thành điểm M 1 sao cho OM1=OM=2(OM,OM1)=45 nên ^MOM1=45

Kẻ MHOx  tại H.

Tam giác OMH vuông tại H: cos^MOH=OHOM=22

Suy ra ^MOH=45

Ta có ^HOM1=^HOM+^MOM1=45+45=90

Suy ra M1Oy  nên xM1=0

OM1=2 (chứng minh trên) nên tọa độ M1(0;2).

⦁ Ảnh của điểm M(2;2) qua phép quay Q(O,90)

Ta có Q(O,90) biến điểm M khác O thành điểm M 2 sao cho OM2=OM=2(OM,OM2)=90 nên ^MOM2=90.

Suy ra tam giác MOM2  vuông cân tại O.

Ta có ^M1OM2=^MOM2^MOM1=9045=45

Suy ra ^MOM1=^M1OM2=45

Khi đó tam giác MOM 2 có OM 1 là đường phân giác.

Vì vậy OM 1 cũng là đường trung trực của tam giác MOM 2 hay Oy là đường trung trực của tam giác MOM 2 .

Suy ra M 2 là ảnh của điểm M qua phép đối xứng trục Oy.

Do đó hai điểm M(2;2) và M 2 có cùng tung độ và có hoành độ đối nhau.

Vậy tọa độ M2(2;2)

⦁ Ảnh của điểm M(2;2) qua phép quay Q(O,180)

Ta có Q(O,180) biến điểm M khác O thành điểm M 3 sao cho OM3=OM=2(OM,OM3)=180 nên ^MOM3=180

Suy ra O là trung điểm của MM 3 .

Khi đó {xO=xM+xM32yO=yM+yM32

Vì vậy {xM3=2xOxM=2.02=2yM3=2yOyM=2.02=2

Vậy tọa độ M3(2;2)

⦁ Ảnh của điểm M(2;2) qua phép quay Q(O,360)

Ta có Q(O,360) biến điểm M khác O thành điểm M 4 sao cho OM4=OM=2(OM,OM4)=360 nên ^MOM4=360

Tức là, M4M.

Vậy tọa độ M4(2;2).

Vận dụng 1

Một con tàu đang di chuyển theo hướng bắc. Người lái tàu phải thực hiện phép quay nào trên bánh lái để con tàu:

a) rẽ sang hướng tây?

b) rẽ sang hướng đông?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 5 và dựa vào đề bài để tìm góc quay φ

Lời giải chi tiết:

a) Để con tàu rẽ sang hướng tây, người lái tàu phải thực hiện phép quay với tâm là tâm của bánh lái và góc quay φ = 90°.

b) Để con tàu rẽ sang hướng đông, người lái tàu phải thực hiện phép quay với tâm là tâm của bánh lái và góc quay φ = –90°.


Cùng chủ đề:

Giải khởi động trang 81 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 6, 7 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 11 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 15 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 20, 21 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 25, 26, 27 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 30, 31, 32 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 38, 39 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 50, 51, 52, 53, 54 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 59, 60, 61 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 70, 71, 72 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo